Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam sẵn sàng cho sự phát triển số mạnh mẽ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận trách nhiệm phát triển nền tảng chuyển đổi số quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam sẵn sàng cho sự phát triển số mạnh mẽ
Ngày 11/12, Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và sẽ có sự tham dự, phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 2021 là năm nhiều thách thức do đại dịch bùng phát nhưng số lượng doanh nghiệp và doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 10%. Đặc biệt, năm 2021 đã có nhiều hơn các sản phẩm số Việt Nam tiêu biểu, đã hướng vào giải các bài toán trong nước, đã có nhiều hơn số sản phẩm ra nước ngoài, thứ hạng Việt Nam về công nghệ số đã tăng lên.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số năm 2019 và 2020, các chủ trương về phát triển doanh nghiệp công nghệ số đã được đưa ra. Make in Vietnam đã trở thành ngọn cờ kêu gọi các doanh nghiệp thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Thay vì làm gia công, lắp ráp thì hãy làm sản phẩm.
Bo truong Nguyen Manh Hung: Viet Nam san sang cho su phat trien so manh me
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Diễn đàn chiều 11/12. (Ảnh: VFE)
Tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ ba năm nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông khẳng định các doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Các nền tảng số quốc gia sẽ được nêu tên và được giao cho từng doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Hùng, những việc cụ thể được giao cho những đơn vị cụ thể, có mục tiêu, có thời gian, có cơ chế hỗ trợ. Đây là cách tiếp cận mới trong quản lý nhà nước. "Chúng ta có niềm tin vào sự sáng tạo của doanh nghiệp là vì phía sau mỗi doanh nghiệp là kho tàng tri thức của cả nhân loại, là khả năng huy động nguồn lực toàn cầu, cả nguồn lực nhân tài, công nghệ và tài chính", người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Việt Nam gần như đã sẵn sàng cho một sự phát triển số mạnh mẽ: Một thị trường trẻ và đủ lớn để có thể nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng số mới; nhiều doanh nghiệp công nghệ số năng động.
"Chỉ cần thêm một cú huých là Chính phủ hoàn thiện thể chế số, hợp pháp hóa các tài sản số, sản phẩm và dịch vụ số và được pháp luật bảo vệ, mở ra không gian đổi mới cho các doanh nghiệp công nghệ số, cho phép họ thử nghiệm trước khi đưa vào quản lý, Chính phủ tiêu dùng công nghệ số nhiều hơn và Chính phủ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ số", Bộ trưởng làm rõ thêm.
Doanh nghiệp công nghệ số là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, để chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thành doanh nghiệp số, mọi tổ chức Việt Nam thành tổ chức số, mọi công dân Việt Nam thành công dân số. Nhưng họ cần thị trường để nuôi sống họ. Họ cần được tiếp cận và tham gia vào các dự án chuyển đổi, cả của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông công khai các dự án chuyển đổi số sẽ là một thúc đẩy chuyển đổi số.
Cuối cùng, để thúc đẩy chuyển đổi số đi nhanh và đi đúng hướng thì một bộ chỉ số đo lường, đánh giá về chuyển đổi số là rất quan trọng. Bộ chỉ số đã được ban hành và tiến hành đánh giá, công bố lần đầu về chuyển đổi số chính quyền, bao gồm các bộ ngành và địa phương. Tiếp theo sẽ là bộ chỉ số đo lường về kinh tế số và xã hội số, bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số doanh nghiệp.

Trung Quốc: Nhận diện khuôn mặt động vật để xử lý chủ nhân... thả rông

(Kiến Thức) - Việc ứng dụng công nghệ cao trong nhận diện khuôn mặt động vật đã xử lý tình trạng “nuôi chó không văn minh” tại Trung Quốc.

Trung Quốc: Nhận diện khuôn mặt động vật để xử lý chủ nhân... thả rông
Trung Quoc: Nhan dien khuon mat dong vat de xu ly chu nhan... tha rong
 Từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp nuôi lợn ở Quảng Tây, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận dạng lợn (FRT) cho chăn nuôi. Kết quả cho thấy phương pháp này rất hiệu quả, giảm đáng kể chi phí.

Ngả mũ thán phục những công nghệ cực hiện đại của người xưa

Cách đây hàng ngàn năm, người cổ đại sở hữu những công nghệ cực hiện đại. Sau nhiều thế kỷ, chúng bị thất truyền và các chuyên gia chưa thể khôi phục.

Ngả mũ thán phục những công nghệ cực hiện đại của người xưa
Nga mu than phuc nhung cong nghe cuc hien dai cua nguoi xua
 Ngọn lửa Hy Lạp là một trong những công nghệ cực hiện đại của người xưa bị thất truyền mà đến nay giới khoa học chưa thể khôi phục. Theo các sử liệu, đây là vũ khí của quân đội Byzantine và được sử dụng từ thế kỷ thứ 7. 

Elon Musk cảnh báo sốc nguyên nhân khiến văn minh nhân loại sụp đổ

Tỷ phú Elon Musk cho rằng một trong những rủi ro lớn nhất là tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng, nếu điều này tiếp diễn nền văn minh nhân loại có thể sụp đổ.

Elon Musk cảnh báo sốc nguyên nhân khiến văn minh nhân loại sụp đổ
Elon Musk canh bao soc nguyen nhan khien van minh nhan loai sup do
 Trong một sự kiện của Wall Street Journal dành cho các CEO, tổ chức vào ngày 6/12 vừa qua, khi được hỏi về việc robot hình người Tesla Bot có thể giải quyết một số vấn đề về sức lao động trên thế giới, Elon Musk đã có những chia sẻ đáng chú ý. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.