Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói gì về Biển Đông với các nước ASEAN?

Bộ trưởng Ngoại giao trung Quốc Vương Nghị phát biểu bất đồng có thể giải quyết một cách hòa bình giữa các bên có liên quan, Trung Quốc sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm gieo rắc bất hòa giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói gì về Biển Đông với các nước ASEAN?
Tờ Inquirer (Philippines) dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau cuộc họp hôm qua với những người đồng cấp ASEAN.
Bo truong Ngoai giao Trung Quoc noi gi ve Bien Dong voi cac nuoc ASEAN?
 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN
Theo ông Vương Nghị, bất đồng có thể giải quyết một cách hòa bình giữa các bên có liên quan. Ông này cũng tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh về việc hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử với ASEAN về Biển Đông sẽ giúp khu vực trở nên ổn định hơn.
Phát biểu của ông Vương Nghị được đưa ra giữa lúc các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Nam Biển Đông.
Còn Philippines hôm 31/7 đã gửi công hàm phản đối sau khi phát hiện 113 tàu Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Và trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana cho rằng, Trung Quốc hành động khác với những tuyên bố của họ về Biển Đông và "bắt nạt" Philippines khi chiếm bãi cạn Scarborough.
Bo truong Ngoai giao Trung Quoc noi gi ve Bien Dong voi cac nuoc ASEAN?-Hinh-2
 Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/7 tuyên bố, việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông cùng với những nỗ lực khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này như sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác là phá hoại hòa bình và an ninh khu vực.
Trong thông cáo chung sau cuộc họp thường niên hôm qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã bày tỏ quan ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng ở Biển Đông làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
“Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động của các bên tuyên bố chủ quyền và những nước khác", thông cáo nêu rõ.
Ở cương vị nước chủ nhà tổ chức hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Thái Lan đã thúc giục các nước thành viên trong khối “linh hoạt hơn” trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên toàn cầu.
“Chúng ta phải nhận ra rằng, hướng nội không phải là lựa chọn của chúng ta và sẽ không bao giờ như vậy”, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai phát biểu khai mạc hội nghị. “Trong bối cảnh bất ổn, chúng ta phải hướng ngoại và tiến về phía trước hơn bao giờ hết”.
Ông cũng cảnh báo rằng, con đường phía trước có thể khó khăn nhưng sự hợp tác lớn hơn giữa các thành viên ASEAN và những đối tác bên ngoài có thể giúp duy trì tăng trưởng dài hạn.

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Ngoại trưởng Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông
Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Ngoại trưởng và An ninh G7 tại Canada đầu tuần này, các ngoại trưởng G7 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tự do hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông
Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Nguyễn Trường Giang nói tại CLB Cafe Số gần đây về mưu đồ chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thế giới phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam, Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây.

Thế giới phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc trên Biển Đông
Trong những ngày gần đây, tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã gây căng thẳng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.
Có thể nói, hoạt động của nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không chỉ vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), mà còn xâm phạm trắng trợn các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.