Bộ trưởng Ngoại giao: Công tác bảo hộ công dân làm rất kịp thời

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, thời gian qua, xung đột xảy ra nhiều nơi và khó lường, Nhưng vừa rồi, công tác bảo hộ công dân làm rất kịp thời.

Chiều 18/3, nêu chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao, đại biểu quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng, việc bảo hộ công dân trên các lĩnh vực ở nước ngoài sau đại dịch COVID-19 được sự đồng tình của nhân dân cả nước, bà con Việt kiều rất cảm ơn Bộ Ngoại giao.Tuy nhiên, có không ít trường hợp du học sinh, giảng viên các trường đại học trong nước được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài rồi không về nước, làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Vậy trách nhiệm của Đại sứ quán, Tổng lãnh sự như thế nào, có biện pháp gì can thiệp, trục xuất các đối tượng này về nước để lập lại kỷ cương?

Bo truong Ngoai giao: Cong tac bao ho cong dan lam rat kip thoi

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Trả lời, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ sau đại dịch COVID-19, giao lưu giữa Việt Nam với quốc tế tiến hành rất mạnh mẽ. Ông dẫn chứng, năm 2022, chỉ có khoảng 3,8 triệu lượt công dân Việt Nam ra nước ngoài, trong khi con số này năm 2023 lên tới hơn 10 triệu lượt người.

“Như vậy, số lượng lao động, du học sinh của chúng ta quay trở lại các nước học tập, lao động tăng lên rất nhanh", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nêu.

Cũng theo Bộ trưởng, du học sinh Việt Nam ra nước ngoài rất đông, số ở lại đều có tâm tư, nguyện vọng về đất nước cống hiến, phục vụ, nhưng cũng băn khoăn, trong khi bên đó vẫn đang có các điều kiện để các em ở lại đóng góp.

"Vừa rồi, lãnh đạo cấp cao của chúng ta qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc kiều bào đã trả lời, nếu các cháu du học sinh cảm thấy việc ở lại có thể phát huy vai trò công việc của mình sau khi học xong ở nước sở tại thì rất tốt, vừa góp phần đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng quan trọng hơn là làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước. Đồng thời, tri thức của các bạn sẽ được trau dồi, thể hiện trên thực tế, sau này đóng góp tốt hơn", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lý giải.

Với những trường hợp được cử đi nhưng không về nước làm việc theo cam kết, ông Sơn nói, Bộ sẽ phối hợp các bộ, ngành thông tin và làm việc với các đối tác để các bạn hiểu trong bối cảnh hiện nay.

Bo truong Ngoai giao: Cong tac bao ho cong dan lam rat kip thoi-Hinh-2

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) chất vấn Bộ trưởng về các biện pháp bảo hộ, bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam tại các địa bàn xảy ra xung đột trong thời gian vừa qua? Những khó khăn và giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới?

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, thời gian qua, xung đột xảy ra nhiều nơi và khó lường. Tại xung đột ở dải Gaza, chúng ta có khoảng 700 công dân ở Israel, với 500 người định cư lâu dài, 200 người sang học tập. Nhưng vừa rồi đã sơ tán ngay các gia đình về chỗ an toàn, mọi việc đều tốt. Ông Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác bảo hộ công dân làm rất kịp thời.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thời gian tới sẽ tập trung vào công tác dự báo tình hình, dự đoán xung đột xảy ra giữa các nước hoặc xung đột nội bộ. Tiếp tục cảnh báo, thông tin cho các địa phương về công dân ra nước ngoài, nhất là trước những lời mời "làm việc dễ dàng, lương cao". Tại Philippines, Ủy ban chống tội phạm nước này từng phát hiện 800 người công dân nước khác, trong đó có mấy chục người Việt tham gia sòng bạc và buôn bán tiền điện tử.

Cùng mối quan tâm, ĐBQH Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) đề cập tình trạng người Việt Nam, chủ yếu là giới trẻ đi lao động ở nước ngoài nhưng làm việc trong các sòng bạc lừa đảo, các cơ sở mại dâm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để phát hiện, hỗ trợ người dân?

Trả lời, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, tình trạng lừa đảo, dụ dỗ trẻ vị thành niên ra nước ngoài, trở thành nạn nhân cưỡng bức lao động, bắt cóc, mua bán người tại các cơ sở cờ bạc, trò chơi trực tuyến...diễn ra chủ yếu từ năm 2020 đến nay, là vấn đề hết sức phức tạp.

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức giải cứu, đưa nhiều người về.

"Tới đây, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân; hỗ trợ cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các đường dây đưa người ra nước ngoài làm việc trái pháp luật; chặt đứt đường dây dụ dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên", ông Sơn nói. 

Sao bắt buộc mua bảo hiểm ô tô, xe máy khi chủ yếu chỉ để tránh xử phạt?

Cho rằng, việc mua bảo hiểm ô tô, xe máy hiện chỉ dùng để tránh bị xử phạt, còn thủ tục bồi thường quá nhiều khó khăn, ĐB Huỳnh Thị Phúc đã nêu câu hỏi chất vấn.

Sao bắt buộc mua bảo hiểm ô tô, xe máy khi chủ yếu chỉ để tránh xử phạt?
Nêu câu hỏi tại phiên chất vấn sáng 6/11, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã góp phần khôi phục tài chính cho các tổ chức, cá nhân khi không may xảy ra tai nạn.
Sao bat buoc mua bao hiem o to, xe may khi chu yeu chi de tranh xu phat?
 Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: QH.

Phát ngôn ấn tượng phiên chất vấn 6/11: Đi cao tốc, giải quyết "nỗi buồn" thế nào?

Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.

Phát ngôn ấn tượng phiên chất vấn 6/11: Đi cao tốc, giải quyết "nỗi buồn" thế nào?
Phat ngon an tuong phien chat van 6/11: Di cao toc, giai quyet

Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?: “Hiện nay, cao tốc đi qua tỉnh Bình Thuận gần 200 km đi vào vận hành, lưu thông nhưng lại chưa bố trí trạm dừng chân. Khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc này không biết phải giải quyết "nỗi buồn" như thế nào? Đề nghị Bộ trưởng cho biết sẽ giải quyết vấn đề này ra sao và khi nào có trạm dừng chân?”, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Phat ngon an tuong phien chat van 6/11: Di cao toc, giai quyet

Mong được cảm thông khi cao tốc không trạm dừng nghỉ: Trả lời chất vấn câu hói của đại biểu Thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận trách nhiệm trong việc chậm triển khai thực hiện các trạm dừng nghỉ: “Thời gian qua,việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu: vừa chạy vừa xếp hàng. Trước đây, chưa có quy định cụ thể về quy mô của các trạm dừng nghỉ, do vậy Bộ đã quyết liệt trong xây dựng hành lang pháp lý, quy hoạch, triển khai đấu thầu, mời gọi nhà đầu tư. Hiện đã tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư, 9 trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần thuộc giai đoạn 1 đang trong triển khai. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiến hành song song với quá trình hoàn thiện tuyến đường”.

Hôm nay, 7/11, Quốc hội chất vấn về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, hôm nay, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn một số lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo, đang được nhiều cử tri quan tâm.

Hôm nay, 7/11, Quốc hội chất vấn về giáo dục và đào tạo
Ngày 7/11/2023, Quốc hội tiếp tục bước sang ngày thứ 2 của phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 
Theo chương trình, từ 8h00 đến 9h10, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.