Bộ trưởng: Cơ quan nhà nước gọi phải hiện tên, nếu không đừng tin

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra nhiều cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo trực tuyến để người dân nhận biết.

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 
Mất nhiều tỷ đồng vì lừa đảo trực tuyến
Đưa ý kiến tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho hay, cử tri rất quan tâm đến vấn nạn lừa đảo trực tuyến. Vấn nạn này  đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Bo truong: Co quan nha nuoc goi phai hien ten, neu khong dung tin
 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương).
"Số vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều với số nạn nhân và số tiền ngày càng lớn. Có không hiếm vụ nạn nhân đã bị lừa mất tiền tỷ, thậm chí bị lừa mất nhiều tỷ đồng", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay.
Đại biểu đoàn Hải Dương cho biết, thời gian qua, nhiều đường dây lừa đảo trực tuyến với quy mô lớn đã bị công an triệt phá và mang lại niềm tin cho Nhân dân. Tuy nhiên, cử tri đề nghị các cơ quan chức năng quyết liệt hơn nữa trong công tác phối hợp phát hiện, xử lý triệt phá loại tội phạm này.
Đặc biệt với thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, tội phạm thường sử dụng số tài khoản ngân hàng và số thuê bao điện thoại không chính chủ để liên hệ và nhận tiền. Vì vậy, cử tri mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa và mạnh mẽ hơn nữa trong việc rà soát, xử lý và quản lý sim rác.
Cử tri cũng mong muốn ngân hàng rà soát, xử lý những tài khoản ngân hàng không chính chủ vì đây đang là kẽ hở cho loại tội phạm này lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Hiện nay chúng ta chưa có quy định về số lượng tài khoản ngân hàng tối đa mỗi cá nhân được mở và khi không sử dụng đến tài khoản ngân hàng nữa có thể do chuyển qua sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác, người dân cũng không có thói quen đóng hay hủy tài khoản ngân hàng. Một phần trong số các tài khoản ngân hàng không sử dụng đó đã được cho, được bán lại và tạo kẽ hở cho tội phạm hoạt động.
"Bởi vậy, khi xử lý được sim rác và số tài khoản ngân hàng không chính chủ thì chắc chắn loại tội phạm này cũng sẽ giảm nhiều hơn", đại biểu Việt Nga cho hay.
Không hiện tên cơ quan nhà nước, không thấy tích xanh thì đừng tin
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga trước Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, lừa đảo trực tuyến hiện nay đang diễn ra trên diện rộng và không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, như là một hệ lụy của chuyển đổi số.
Bo truong: Co quan nha nuoc goi phai hien ten, neu khong dung tin-Hinh-2
 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: QH.
Theo ông Hùng, tuyên truyền vẫn là một giải pháp quan trọng hàng đầu và có tính lâu dài. Thời gian qua, Bộ Thông tin truyền thông đã chỉ đạo các báo, đài lớn tổ chức các chuyên mục để cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Đặc biệt sử dụng hệ thống thông tin cơ sở là loa phát thanh phường, xã để thông tin thường xuyên tới bà con.
Cùng với đó, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an để xử lý và triệt phá một số đường dây lừa đảo trực tuyến thời gian qua.
Ông Hùng cho hay, lừa đảo trực tuyến thường sử dụng điện thoại và giả danh cơ quan nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua đã chỉ đạo các nhà mạng đầu tư công nghệ, nếu cơ quan nhà nước dùng điện thoại liên hệ với người dân sẽ hiện tên của cơ quan nhà nước trên máy điện thoại di động hoặc điện thoại cố định có màn hình.
Trường hợp điện thoại cố định không có màn hình thì người dân có thể yêu cầu gọi điện lại qua số di động để xác nhận tên cơ quan nhà nước, nếu không có tên thì người dân không nên tin.
Về việc lừa đảo trực tuyến cũng thông qua số điện thoại không chính chủ hoặc sim rác, ông Hùng cho hay, gần 5 năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo rất mạnh mẽ các nhà mạng xử lý sim rác, nhiều chục triệu sim rác đã được xử lý.
Từ ngày 15/4/2024 đã cắt toàn bộ những sim thông tin không trùng khớp với cơ sở dữ liệu dân cư cũng như thực hiện xử lý vấn đề sim chính chủ. Nếu Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện sim rác, sim không chính chủ sẽ yêu cầu nhà mạng ngừng kinh doanh phát triển thuê bao mới.
"Đây là một hình thức xử lý rất nặng đối với các nhà mạng, thể hiện quyết tâm cao của Bộ Thông tin và Truyền thông trong vấn đề xử lý sim rác, sim không chính chủ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.
Ông Hùng cũng cho biết, lừa đảo trực tuyến hay lập các trang web giả mạo của cơ quan nhà nước. Bộ đã có sáng kiến gán nhãn xanh cho các trang web của cơ quan nhà nước và các tổ chức đã được xác thực.
"Người dân khi vào các trang web không thấy có nhãn xanh phải cẩn trọng hơn", ông Hùng cảnh báo và cho biết, Bộ đã thiết lập một đầu mối để tiếp nhận phản ánh về các lừa đảo trực tuyến để hỗ trợ người dân.

Bật khóc trước hiện vật vô giá của chiến dịch Điện Biên Phủ

Tận mắt thấy những chứng tích, hiện vật vô giá của chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều du khách đã nghẹn ngào, bật khóc.

Nữ giảng viên từ chối  trả lời phỏng vấn vì... quá xúc động

Vĩnh biệt người thầy yêu quý, tác giả ca khúc “Cô giáo bản Mèo”

Trái tim thầy Trần Phú Thế Cường, tác giả ca khúc “Cô giáo Bản Mèo” – người thầy yêu quý của bao thế hệ học sinh, sinh viên đã ngừng đập vào hồi 5h50 phút ngày 14/5/2024.

Mời quý độc giả xem video: Ca khúc "Cô giáo bản Mèo" do Kiều Oanh hát. Video được trình chiếu trực tuyến tại Lễ kỷ niệm 70 thành lập Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2021), gây xúc động tới nhiều thế hệ sinh viên cả trong và ngoài nước (do COVID-19 chỉ có thể dự trực tuyến Lễ Kỷ niệm). Nguồn: Youtube.

Sau nửa thế kỷ ra đời, “Cô giáo Bản Mèo” vẫn có sức sống mãnh liệt, là ca khúc được yêu thích, truyền cảm hứng cho bao thế hệ các thầy cô giáo, các em học sinh. Nhưng điều lạ lùng, trong các bản ca sĩ hát trên mạng, hầu như “vắng bóng”, không thấy ghi tên tác giả ca khúc.
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường chia sẻ, nhiều người cũng hỏi thầy về việc tại sao không đăng ký bản quyền tác giả “Cô giáo Bản Mèo”. Nhưng với thầy, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là nhiều người biết đến bài hát, truyền được tình yêu đối với nghề giáo và sự tri ân với những thầy cô hết lòng vì học sinh.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Vị thế đất nước gắn liền với Khoa học và Công nghệ

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng khẳng định, vị thế của đất nước gắn liền với Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Thấm nhuần lời dạy của Bác, đội ngũ trí thức luôn nhiệt huyết, khát vọng đưa KH&CN trở thành quốc sách hàng đầu.

Chu tich Phan Xuan Dung: Vi the dat nuoc gan lien voi Khoa hoc va Cong ngheChủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam ngày 18/5/1963. Ảnh tư liệu: most.gov.vn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.