Bộ trưởng Bộ GTVT: Một số dự án BOT chỉ định thầu, tiến độ kéo dài gây lãng phí

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận, một số dự án được chỉ định thầu, tiến độ kéo dài gây lãng phí là có. Các nhà thầu tham gia nhiều dự án, trúng nhiều dự án ở các địa phương dẫn đến yếu kém năng lực tài chính 1 thời điểm, dẫn đến dự án chậm...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Một số dự án BOT chỉ định thầu, tiến độ kéo dài gây lãng phí
Chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đặt vấn đề, doanh nghiệp phản ánh tình trạng tình trạng ở một số địa phương chỉ có một, hai doanh nghiệp được chỉ định thầu hoặc đấu thầu có dàn xếp các dự án giao thông, doanh nghiệp bên ngoài không "chen chân vào được", dẫn đến tình trạng đội vốn đầu tư, một số nhà đầu tư không đủ năng lực, kéo dài dự án,...Thực tế, có dự án đội vốn 36 lần. Vậy có tình trạng này hay không, giải pháp khắc phục như thế nào?
Trả lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định không có dự án BOT nào không đấu thầu và công khai. Bộ công khai trên trang web 1 tháng theo đúng quy định. Trong 1 tháng đó, các nhà đầu tư quan tâm sẽ nghiên cứu hồ sơ để đấu thầu.
“Thực tế cho thấy, với dự án có 2 nhà đầu tư trở lên thì sẽ đấu thầu. Nhưng nhiều dự án BOT, các nhà đầu tư chưa quan tâm. Bởi có 1 nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ nên không thể đấu thầu. Có nhiều dự án chúng tôi kéo dài thời gian nhưng không có thêm nhà đầu tư. Quy định cho phép được chỉ định thầu khi có 1 nhà đầu tư. Việc này đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư kiểm tra”, Bộ trưởng Thể nói.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
 Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nói rằng, Luật đấu thầu của chúng ta rất chặt chẽ. Nếu phát hiện thông thầu, vi phạm luật sẽ xử lý.
“Tôi thừa nhận một số dự án được chỉ định thầu, tiến độ kéo dài gây lãng phí là có. Các nhà thầu tham gia nhiều dự án, trúng nhiều dự án ở các địa phương dẫn đến yếu kém năng lực tài chính 1 thời điểm, dẫn đến dự án chậm, lãng phí”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Bộ trưởng Thể thông tin, Bộ GTVT họp giao ban hàng tháng, hàng quý với các nhà thầu để đốc thúc. Về việc thực hiện quyết toán các dự án, tôi cho rằng Bộ GTVT đã làm đúng theo quy định của pháp luật. Chúng tôi nhận thức các dự án PPP, dư luận sẽ rất quan tâm.
Tranh luận lại với Bộ trưởng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Bộ trưởng nêu rõ là "có hay không có?" nếu có thì xử lý như thế nào?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ví dụ về bài báo trên Dân Trí: “Kiểm toán 30 dự án BT, kiến nghị xử lý 4.500 tỷ đồng”. Bài báo nói rõ hầu hết trong số 17 dự án BT năm 2017 lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu làm giảm sự cạnh tranh, tiềm ẩn rủi ro do chọn nhà đầu tư không đủ năng lực.
Một số dự án rất lớn, người ta nói công trình giao thông chỉ phục vụ cho dự án bất động sản mà nhà đầu tư được đánh đổi. Những con đường đó cực kỳ đắt bởi sự đánh đổi ấy.
“Điều tôi muốn nói là kiểm toán nêu rồi thì xin Chính phủ, bộ trưởng cho biết giờ chúng ta xử lý việc này thế nào, bao giờ xử lý vì liên quan hàng nghìn tỷ đồng của ngân sách và nhân dân?”, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tranh luận.
Nói về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Về việc chỉ định thầu, chúng tôi làm đúng luật, cái gì cho phép, Bộ sẽ làm. Có những dự án chúng tôi sẽ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ mới triển khai. Do đó xin báo cáo Quốc hội, việc làm này rất là công khai, minh bạch, các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra, xử lý các sai phạm”.
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) khi chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đặt câu hỏi: “Các dự án đều chỉ định thầu. Nhà đầu tư được chỉ định thầu lại bán lại để hưởng chênh lệch. Bộ trưởng lý giải thế nào?”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tất cả dự án sau khi triển khai mở rộng nâng cấp quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, dự án sau thời điểm đó đấu thầu đúng quy định, qua trang web của Bộ KH-ĐT.
“Riêng đường HCM qua Tây Nguyên là dự án trọng điểm, cấp bách, thời điểm đó Bộ nghiên cứu nhiều giải pháp xin chủ trương Chính phủ. Bộ có văn bản kiến nghị xem xét chỉ định thầu để triển khai nhanh, để đảm bảo dự án từ Thanh Hoá – Cần Thơ và đường HCM qua Tây Nguyên, và Thủ tướng quyết định chỉ định thầu. Số liệu nói chỉ 1 dự án tổ chức thông báo đấu thầu là chưa đủ, vì sau đó đấu thầu hết”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV thảo luận về 3 dự án luật

Trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận rất nhiều chủ đề và đưa ra bàn thảo về 3 dự án luật có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế - chính trị của cả nước.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV thảo luận về 3 dự án luật
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 23/5, Quốc hội dành cả ngày để cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội.

Quốc hội và những phát ngôn ấn tượng nhất trong tuần

Tuần qua, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc, đã có nhiều phát ngôn đáng chú ý của các chính khách, các vị đại biểu Quốc hội về những vấn đề dư luận quan tâm.

Quốc hội và những phát ngôn ấn tượng nhất trong tuần
Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh Đàm Duy).
 Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh Đàm Duy).

Bộ trưởng GTVT “đăng đàn” Quốc hội: 17 trạm BOT cần xử lý

(Kiến Thức) - Trong báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, hiện còn 17 trạm BOT có những bất cập về vị trí đặt trạm cần có giải pháp xử lý nhưng vẫn kiến nghị giữ các trạm bởi nếu bỏ một số trạm nhà nước sẽ phải bù hàng chục nghìn tỷ đồng…

Bộ trưởng GTVT “đăng đàn” Quốc hội: 17 trạm BOT cần xử lý
Theo chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào sáng 4/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể là người đầu tiên ngồi “ghế nóng”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời về các giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.