Một chiếc Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Phòng Không - Không quân |
Phát hiện mảnh vỡ máy bay Su-22 do phi công Tú lái
(Kiến Thức) - Tàu rà quét kim loại đã tìm được một số mảnh vỡ máy bay Su-22 số hiệu 5863 do phi công Nguyễn Anh Tú điều khiển, có thể trục vớt trong các ngày tới.
Tướng Tuấn: Phi công máy bay Su-22 không nhảy dù
(Kiến Thức) - Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, dựa trên một số mảnh vỡ ghế máy bay Su-22 thì có thể khẳng định hai phi công đã không nhảy dù trước khi máy bay vỡ.
Phát hiện thi thể phi công máy bay Su-22 rơi
(Kiến Thức) - Chiều qua (28/4), lực lượng tìm kiếm đã trục vớt một phần thân máy bay Su-22 số hiệu 5857 cùng thi thể phi công Trung tá Lê Văn Nghĩa.
Theo báo QĐND, chiều 28/4, lực lượng tìm kiếm hỗn hợp đã trục vớt được phần thân máy bay Su-22, số hiệu 5857 cùng với thi thể phi công Lê Văn Nghĩa, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, hy sinh trong vụ máy bay rơi trên vùng biển Bình Thuận vào trưa 16/4.
Ngay sau khi trục vớt được thi thể phi công và thân máy bay, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và lãnh đạo Quân chủng Phòng không-Không quân đã họp và triển khai công việc nhằm giải quyết hậu quả.
Máy bay Su-22. |
Bên cạnh đó, công tác tìm kiếm đối với máy bay Su-22 số hiệu 5863 và phi công Nguyễn Anh Tú vẫn đang được các lực lượng tích cực triển khai.
Còn theo Tuổi Trẻ, trước đó việc tìm kiếm đã phải tạm ngưng trong nhiều ngày vì sóng lớn và chỉ mới được triển khai trở lại vào sáng ngày 28/4.
Hôm 16/4, biên đội 2 máy bay Su-22 (Trung đoàn 937, Sư đoàn 370) cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý huấn luyện ném bom đã bị mất liên lạc lúc 11h35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Máy bay Su-22 là loại cường kích tấn công mặt đất do Liên Xô sản xuất, được đưa vào phục vụ trong Không quân Việt Nam từ năm 1979. Từ đó tới nay, đã xảy ra 3 vụ tai nạn liên quan tới loại máy bay này.