Bộ Quốc phòng nói gì về mức cận thị, hình xăm khi gọi công dân nhập ngũ?

Bộ Quốc phòng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh về nội dung: “Nghiên cứu xem xét tiêu chí điều kiện gọi công dân nhập ngũ...".

Bộ Quốc phòng nói gì về mức cận thị, hình xăm khi gọi công dân nhập ngũ?

Theo Bộ Quốc phòng, hoạt động của chiến sĩ trong môi trường quân sự mang tính đặc thù, cường độ cao. Hằng ngày, hằng tuần, chiến sĩ phải tham gia huấn luyện quân sự, diễn tập thực binh, sử dụng vũ khí khí tài, trang thiết bị khi huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; trong đó bắn súng là hoạt động đặc trưng nhất của người chiến sĩ. Ngoài ra còn có các hoạt động rèn luyện về thể chất, hoạt động tác chiến ban ngày, ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình rừng núi, trên không, trên biển.

Bo Quoc phong noi gi ve muc can thi, hinh xam khi goi cong dan nhap ngu?
Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về điều kiện nhập ngũ. 

Do đó, trong môi trường Quân đội đòi hỏi người chiến sĩ luôn phải có thị lực tốt mới đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Yêu cầu cao về thị lực là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá, phân loại sức khỏe đối với công dân nhập ngũ, nhằm đảm bảo người chiến sĩ có đủ điều kiện thị lực tốt để hoạt động trong môi trường quân sự.

Thông tư số 148/2018/TT-BQP năm 2018 của Bộ Quốc phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ nêu rõ: “Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS”.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc như cử tri phản ánh và thực tiễn hiện nay tỉ lệ thanh niên mắc tật khúc xạ về mắt chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, nhất là những thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, thanh niên ở các thành thị.

Do vậy, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội và phù hợp với sức khỏe của thanh niên trong độ tuổi gọi nhập ngũ cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân bị tật khúc xạ cận thị cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA năm 2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam cũng nêu rõ không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội những trường hợp sau: “Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên”.

Như vậy, quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức trong công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ. Vì vậy, quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nếu để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào Quân đội gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội. Những công dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm không thuộc các quy định trên hoặc có thể tẩy xóa thì vẫn được xem xét, gọi nhập ngũ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một số công dân đã lợi dụng quy định này cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển, hoặc sau khi sơ tuyển biết đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể để nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, hằng năm Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan, nghiên cứu, phối hợp các ban, bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015, Điều 332, 335 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đồng thời, bộ sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật NVQS, theo đó các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện sẽ được sửa đổi, bổ sung, trong đó có Thông tư số 148/2018/TT-BQP, Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA cho phù hợp thực tiễn hiện nay, đảm bảo chất lượng công dân nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị.

Lâm Đồng: Hai thanh niên bị phạt 125 triệu đồng vì trốn nhập ngũ

Hai thanh niên ở Lâm Đồng bị phạt mức 62,5 triệu đồng/người vì trốn lệnh gọi nhập ngũ, vắng mặt trong lễ giao nhận quân.

 Lâm Đồng: Hai thanh niên bị phạt 125 triệu đồng vì trốn nhập ngũ
Ngày 28/2, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký quyết định xử phạt vi phạm với N.V.C (21 tuổi, TP Đà Lạt) và C.M.H (20 tuổi, ở huyện Đức Trọng) căn cứ theo Khoản 9, Điều 1, Nghị định 37/2022.
Ngoài nộp phạt mỗi người 62,5 triệu đồng, hai thanh niên trên còn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Lam Dong: Hai thanh nien bi phat 125 trieu dong vi tron nhap ngu
Lễ giao nhận quân ở Lâm Đồng diễn ra hồi tháng 2. (Ảnh minh họa: A.T)
Hồi tháng 2, hai thanh niên trên nằm trong danh sách gọi công dân nhập ngũ của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, H. và C. đã trốn lệnh gọi nhập ngũ.
Năm 2023, toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.371 tân binh nhập ngũ. Lễ giao nhận quân được các địa phương thực hiện ngày 8/2.

Hôm nay (25/8), xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội vụ trồng cây xanh

Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị cáo buộc "can thiệp" để một số bị can khác lợi dụng nâng khống giá cây, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 34,7 tỷ đồng.

Hôm nay (25/8), xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội vụ trồng cây xanh
Hôm nay (25/8), theo dự kiến, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Hom nay (25/8), xet xu cuu Chu tich Ha Noi vu trong cay xanh

Bị cáo Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. 

Bao tải dính máu ven đường tố tội ác tày trời của kẻ sát nhân

Dưới ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn pin cũ kĩ, mọi người bất ngờ phát hiện một bao tải dính máu, khi mở ra phát hiện thứ kinh hoàng bên trong.

Bao tải dính máu ven đường tố tội ác tày trời của kẻ sát nhân
Bao tai dinh mau ven duong to toi ac tay troi cua ke sat nhan

Bản Co, xã Triệu Ẩu là một trong những bản làng xa xôi, hẻo lánh và khó khăn bậc nhất thuộc huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Nhưng bù lại, cuộc sống của người dân nơi đây khá yên bình, tắt lửa tối đèn có nhau. Tuy nhiên, không gian tĩnh mịch đó bỗng bị phá vỡ bởi một vụ án mạng được đánh giá là chấn động dư luận, xảy ra vào một ngày giữa tháng 9/2016. (Ảnh minh họa, nguồn Internet) 

Bao tai dinh mau ven duong to toi ac tay troi cua ke sat nhan-Hinh-2

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 11h trưa 16/9/2016, anh Bế Ích Hùng (SN 1987, trú tại bản Co, xã Triệu Ẩu) ra con sông gần nhà đánh cá. Tới chiều muộn, gia đình vẫn không thấy anh Hùng trở về. Linh cảm có chuyện chẳng lành, người thân đã tổ chức đi tìm kiếm. Đến khoảng 21h cùng ngày, dưới ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn pin cũ kĩ, mọi người bất ngờ phát hiện một bao tải dính máu vứt bên vệ đường tỉnh lộ 208, cách biên giới Việt – Trung chừng 5km. Khi mở bao tải kiểm tra, những người chứng kiến hoảng hồn khi nhận ra đó là những phần thi thể bị cắt rời của chính anh Hùng. (Ảnh CAND) 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.