Bổ nhiệm cần tới 7 bằng cấp, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cảm thấy phiền hà, nhận khuyết điểm

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận, bản thân Bộ trưởng cũng thấy rất phiền hà trước tình trạng yêu cầu quá nhiều văn bằng, chứng chỉ không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức.

Bổ nhiệm cần tới 7 bằng cấp, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cảm thấy phiền hà, nhận khuyết điểm
Nhận khuyết điểm khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân sáng 7/11, phản ánh vấn đề được nhiều cử tri là công chức, viên chức quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho biết, hiện nay việc tổ chức thi xét nâng ngạch công chức, viên chức chưa được rõ ràng, minh bạch và còn tồn tại nhiều bất cập.
Cho rằng yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức, đại biểu lý giải, thứ nhất nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ tin học không thực chất.
Thứ hai, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến. Mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đại biểu Phúc đặt câu hỏi: Vấn đề này có hay không? Nếu có thì Bộ trưởng làm thế nào mới khắc phục được tính hình thức này? Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tiến hành thi nâng ngạch công chức, viên chức hay không?
Bo nhiem can toi 7 bang cap, Bo truong Le Vinh Tan cam thay phien ha, nhan khuyet diem
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. 
Trả lời đại biểu Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận, bản thân Bộ trưởng cũng thấy rất phiền hà trước tình trạng yêu cầu quá nhiều văn bằng, chứng chỉ không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức.
Theo Bộ trưởng, không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức. Riêng quy định bổ nhiệm bây giờ yêu cầu tới 7 bằng cấp tiêu chuẩn, điều kiện là quá nhiều. Nhưng vấn đề này không phải chỉ do mỗi Bộ Nội vụ đặt ra. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính được ban hành từ năm 1993. Đến bây giờ là hai mươi mấy năm rồi thì cũng cần phải sửa.
Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết với Quốc hội, đến năm 2020 sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Bộ sẽ sửa ngay và sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm thăng hạng xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng không thêm bất cứ một hồ sơ thủ tục nào.
Về vấn đề kiểm soát chất lượng các văn bằng, chứng chỉ, Bộ trưởng cho rằng, có nhiều cách như thi tin học, ngoại ngữ trên máy tính; bài sát hạch bằng tiếng Anh không cần phải có văn bản. Sắp tới, Bộ sẽ áp dụng các phương pháp này để loại bớt thủ tục hành chính quá nhiều mà chúng ta làm hậu kiểm là chính chứ không bắt buộc phải cung cấp cung cấp văn bằng, chứng chỉ.
Về yêu cầu trình độ tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ, viên chức trong thời gian qua, Bộ trưởng cho biết, trong Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương đã nói rất rõ về tiêu chuẩn văn bằng ngoại ngữ là phù hợp với từng vị trí việc làm.
Bộ trưởng cho rằng, tới đây vấn đề này cũng cần phải sửa, nhằm thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 tức là phải có một số tỷ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế. Bộ Nội vụ kiến nghị từ cấp vụ trở lên phải đạt trình độ ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn, điều kiện quốc tế.
Bộ trưởng cũng hứa với đại biểu Quốc hội, sau khi Luật Cán bộ, công chức ban hành, sẽ xây dựng Nghị định mới với những quy định không còn là gánh nặng đối với cán bộ, công chức nữa. Đó là vấn đề đi vào thực chất, đạt được trình độ hay không để áp dụng trong công việc chuyên môn của mình.
Bộ trưởng sẽ viết bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng
Trả lời chất vấn của đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang) cho rằng Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, nhưng gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư để hướng dẫn thực hiện, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân một lần nữa “xin nhận khuyết điểm”.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói rằng, đây là một quyết định về chính sách đối với cán bộ người dân tộc có từ tháng 3/2016 và Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ, đến nay Bộ còn 4 nhiệm vụ chưa làm. “Tôi sẽ làm bản tự kiểm gửi Thủ tướng tháng 12 năm nay để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của bộ trưởng”, ông Lê Vĩnh Tân thẳng thắn nói.
Ông cho biết đã làm việc với một số lãnh đạo của cơ quan liên quan bàn về vấn đề cơ cấu của người dân tộc sắp tới và biên chế đã được giao. Theo đó, dứt khoát thi tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc không thể tuyển dụng chung với người Kinh.
Xem thêm video: Rườm rà quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức

Nguồn: VTC 14

Bộ trưởng nhấn mạnh tham mưu Chính phủ phải tuyển dụng riêng, tức là tuyển dụng người dân tộc với nhau, và người Kinh với nhau để đảm bảo cơ cấu.
“Nếu làm chung thì không được đâu, kể cả về tiêu chuẩn, điều kiện bồi dưỡng người dân tộc, kể cả trình độ ngoại ngữ cũng phải tính khác chứ không thể tuyển dụng chung một mặt bằng”, Bộ trưởng Nội vụ nói và hy vọng trong nhiệm kỳ tới đây, nhất là Đại hội các cấp sẽ phải đảm bảo được tỷ lệ người dân tộc. Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh đều đảm bảo được tỷ lệ người dân tộc trong cơ cấu công chức, viên chức ở cấp tỉnh, thậm chí có những tỉnh đạt tỷ lệ cao.

Bộ VHTT&DL: Cần làm rõ việc tẩy xóa hồ sơ cán bộ

Bà Đặng Thị Ngọc Bích, PGĐ Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam chưa đủ 50% số phiếu tín nhiệm nên không thể tái bổ nhiệm theo quy định nhưng gần một năm nay, mặc dù bà Bích không được tái bổ nhiệm nhưng vẫn làm nhiệm vụ của một PGĐ như bình thường.

Bộ VHTT&DL: Cần làm rõ việc tẩy xóa hồ sơ cán bộ

Ngày 12/11/2012 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) ban hành QĐ số 4403/QĐ-BVHTTDL, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm có thời hạn 5 năm bà Đặng Thị Ngọc Bích, PGĐ Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo TW về làm PGĐ Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kể từ ngày 1/12/2012.

Bo VHTT&DL: Can lam ro viec tay xoa ho so can bo
Trụ sở Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

Theo quy định, thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 41, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì khi hết thời gian bổ nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Bích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải tổ chức lấy ý kiến CBNV và Tập thể lãnh đạo Trung tâm trước ngày 1/12/2017.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2018, Bộ VHTT&DL mới xuống lấy phiếu tín nhiệm và có kết quả vòng 1 là 20/81 người đồng ý tái bổ nhiệm bà Bích (chiếm 24.7%). Tiếp sau đó, ngày 6/2/2018 trong Hội nghị lấy ý kiến Tập thể lãnh đạo về việc bổ nhiệm lại cán bộ, kết quả kiểm phiếu chỉ có 3/9 người đồng ý tái bổ nhiệm bà Bích (chiếm 33,3%). Như vậy, bà Bích chưa đủ 50% số phiếu tín nhiệm nên không thể tái bổ nhiệm theo quy định được. Gần một năm nay, mặc dù bà Bích không được tái bổ nhiệm nhưng vẫn làm nhiệm vụ của một PGĐ như bình thường.

Liên quan đến vấn đề khai sai tuổi, theo đơn thư tố cáo, từ năm 2017, UBKT Đảng ủy Bộ đã xuống Trung tâm kiểm tra và kết luận lý lịch Đảng của bà Bích có sửa chữa, tẩy xóa. Trong Nghị quyết kết nạp Đảng viên của bà Bích do Quận ủy Lê Chân, thành phố Hải Phòng ký ngày 30/4/1994 thì bà Bích sinh ngày 18/1/1965 nhưng trong các giấy tờ khác như Chứng minh thư, Hộ chiếu… đã sửa chữa thành 18/1/1967.

Do CBNV quá bức xúc trước việc “ngang nhiên” tẩy xóa hồ sơ Đảng của bà Bích, nên đã làm đơn kiến nghị lên các cơ quan Trung ương, ngày 14/5/2018 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4407/VPCP-V.1 gửi Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đề nghị xử lý đơn theo quy định của Pháp luật.

Hai đứa con đầu của vợ chồng bà (sinh năm 1987 và 1991) đều khai sinh mẹ Đặng Thị Ngọc Bích 1965 nhưng con út (sinh năm 2001) lại khai sinh mẹ là 1967. Như vậy, có thể khẳng định trước năm 2001 khai sinh của bà Bích chính xác là 1965 chứ không phải 1967.

Với những căn cứ trên, sau quá trình xác minh, thẩm tra Đảng ủy Bộ vẫn thống nhất công nhận năm sinh của bà Đặng Thị Ngọc Bích là 1967. Ngày 9/8/2018, Đảng ủy Bộ đã có công văn số 116-BC/ĐU gửi Ban Cán sự đảng Bộ thống nhất, công nhận ngày, tháng, năm sinh của bà Bích là 18/1/1967. Phần lớn CBNV Trung tâm không đồng tình với việc công nhận này, bởi lẽ không chỉ sửa chữa hồ sơ Đảng “vô tội vạ” mà hồ sơ khai sinh các con cũng có nhiều “khuất tất” không thống nhất về năm sinh mà không giải thích được lý do chính đáng. Trong khi đó, quá trình làm việc gần 6 năm qua, theo phản ánh bà Bích không chuyên tâm vào công việc chuyên môn, chỉ lo khiếu kiện, đấu đá nội bộ, gây bức xúc, mất đoàn kết, tạo không khí làm việc rất ngột ngạt trong CBNV Trung tâm.

Chính vì việc thống nhất năm sinh của bà Bích là 1967, mới đây Vụ Tổ chức Cán bộ đã có công văn gửi Trung tâm để hướng dẫn triển khai lại việc đánh giá cán bộ và thực hiện lại quy trình bổ nhiệm lại đối với bà Bích.

Theo công văn giải thích việc làm này căn cứ vào điều 12, Quyết định 286/QĐ-TW ngày 8/2/2010 về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức. Điều 12. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ được quy định như sau “Kết quả nhận xét, đánh giá của cấp uỷ, tổ chức đảng cùng cấp đồng thời được sử dụng làm kết quả đánh giá chính của chính quyền đối với cán bộ, công chức đó và được sử dụng cho việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đánh giá; nếu trong thời hạn này có phát sinh những tình tiết mới thì kiểm điểm, đánh giá bổ sung”.

Như vậy, điều 12 được hiểu là sau khi kết thúc quá trình xác minh năm sinh, Trung tâm phải được hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá bổ sung chứ không phải đánh giá và thực hiện quy trình bổ nhiệm lại đối với bà Đặng Thị Ngọc Bích. Vậy, việc đánh giá bổ sung được hiểu như thế nào cho đúng và căn cứ vào hướng dẫn cụ thể nào thì cần phải đưa ra và được giải thích cho thỏa đáng, nếu không tình trạng không đồng tình của CBNV vẫn cứ diễn ra và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.

PV đã tìm hiểu và được biết, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần 2 đối với cán bộ đã mất tín nhiệm là không đúng với quy định của Đảng, Nhà nước và pháp luật hiện hành.

Đề nghị lãnh đạo Bộ VHTT&DL cần làm rõ hơn việc tẩy xóa hồ sơ cán bộ, xem xét lại việc nguyên nhân bức xúc trong CBNV Trung tâm đối với bà Đặng Thị Ngọc Bích không những làm sai lệch hồ sơ mà còn liên quan đến công tác chuyên môn, mâu thuẫn kéo dài gây bức xúc trong dư luận.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Khánh Hòa bổ nhiệm nhiều trường hợp thiếu tiêu chuẩn

Thanh tra Bộ Nội vụ vừa có kết luận thanh tra về quản lý biên chế, tuyển dụng công chức, ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Khánh Hòa bổ nhiệm nhiều trường hợp thiếu tiêu chuẩn
Khanh Hoa bo nhiem nhieu truong hop thieu tieu chuan
 Ảnh minh họa
Về quản lý biên chế công chức, Thanh tra Bộ Nội vụ kết luận, năm 2018 có 1 cơ quan sử dụng vượt quá 1 chỉ tiêu lao động hợp đồng; 3 cơ quan, tổ chức còn sử dụng 6 hợp đồng lao động.

Bác thông tin ông Nguyễn Thành Nam làm TGĐ Tổng công ty Thuốc lá VN

(Kiến Thức) -Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nam, nguyên là TGĐ Sabeco sang làm TGĐ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) cũng như việc ông Nam chỉ được 3/34 phiếu tín nhiệm là không chính xác.

Bác thông tin ông Nguyễn Thành Nam làm TGĐ Tổng công ty Thuốc lá VN
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019 chiều ngày 2/4, PV đề cập đến công tác bổ nhiệm cán bộ, cụ thể Bộ Công Thương có bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng giám đốc Công ty Thuốc lá Việt Nam.
“Dư luận có phản ánh việc ông Nam chưa đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm. Mặt khác, mới đây Tổng công ty Thuốc lá lấy phiếu tín nhiệm thì ông Nam chỉ được 3/34 phiếu tín nhiệm. Quan điểm của Bộ Công Thương như thế nào?”, PV đặt câu hỏi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.