Bộ GD&ĐT đề xuất mới về dạy thêm, học thêm

Tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định là một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, xin ý kiến góp ý từ 22/8 đến 22/10.

Khi chính thức ban hành, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng GD&ĐT.

Dự thảo đưa ra 5 nguyên tắc dạy thêm, học thêm. Theo đó, dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

Nội dung dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam.

Thời lượng, thời gian và địa điểm dạy thêm, học thêm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh, tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Nguyên tắc nhấn mạnh không cắt giảm nội dung chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm, học thêm; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.

Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Về dạy thêm, học thêm trong nhà trường, dự thảo quy định: Tổ chuyên môn tổ chức họp để thống nhất đề xuất với người đứng đầu nhà trường việc dạy thêm, học thêm đối với các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận.

Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, không quá 42 tiết/tuần đối với cấp tTHCS, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.

Nhà trường công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học, ở mỗi khối lớp để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký học thêm.

Bo GD&DT de xuat moi ve day them, hoc them

Ảnh minh họa

Dự thảo yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cơ sở dạy thêm công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Giáo viên (bao gồm phó hiệu trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu) đang làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục thường xuyên công lập tham gia dạy thêm bên ngoài cần báo cáo hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết với hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định.

Điểm đáng chú ý là giáo viên này được giảng dạy học sinh của lớp mà giáo viên đang trực tiếp dạy học trong nhà trường. Trong trường hợp này, giáo viên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.

Hiệu trưởng tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo và được sự đồng ý của trưởng phòng GD&ĐT (đối với cấp trung học cơ sở), giám đốc sở GD&ĐT (đối với cấp THPT).

Trước đó, tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có riêng điều 4 quy định các trường hợp không được dạy thêm như: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Dự thảo Thông tư đồng thời quy định trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm.
>>> Mời quý độc giả xem video: Phụ huynh kéo lên Sở Giáo dục kiến nghị “trả” lại điểm cho thí sinh do hiểu nhầm đề thi Toán":
 

Chuyên gia nói gì về việc dừng tuyển sinh lớp 6 trường chuyên?

Liên quan đến việc tuyển sinh lớp 6 trường chuyên mới đây, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Hà Nội dừng tuyển sinh lớp 6 trong trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam.

Mới đây, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Hà Nội dừng tuyển sinh lớp 6 trong trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam theo Luật Giáo dục 2019. Trong khi Sở GD&ĐT Hà Nội lại cho rằng, sự tồn tại của bậc THCS trong trường THPT chuyên là có cơ sở pháp lý.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, với trách nhiệm quản lý cả nước về giáo dục, Bộ GD&ĐT “tuýt còi” là đúng. Luật Giáo dục 2019 và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên không có bậc THCS. Lâu nay vẫn có 2 trường tuyển sinh lớp 6 trong trường THPT chuyên đó là Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (Hà Nội) và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) và đó là một bước đệm để đào tạo học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hiệu quả.

Tăng cường chỉ đạo triển khai nội dung chuẩn bị cho năm học mới

Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. 

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 kịp thời, thiết thực, hiệu quả, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, đôn đốc bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới; có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập của địa phương theo thẩm quyền; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là một số môn học như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Loạt biển báo VNVC tiêm chủng “mọc” bất thường tại Quảng Ngãi

Một số biển báo đặt trên vỉa hè TP Quảng Ngãi với nội dung quảng cáo tiêm chủng khiến cho người dân thắc mắc, phản ánh đến báo chí và các cơ quan chức năng.

Một số người dân thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh tại nhiều khu vực trên địa bàn thời gian qua “mọc” lên những biển báo với nội dung “VNVC tiêm chủng” có phần bất hợp lý.

Tìm hiểu theo phản ánh, phóng viên TT&CS ghi nhận trên một số tuyến đường nội thành Quảng Ngãi, như vòng xoay ngã 5 Thu lộ, phường Quảng Phú; đường Quang Trung, phường Lê Hồng Phong… xuất hiện những biển báo với nội dung như trên. Đáng nói là một số các biển báo này được chôn kiên cố ngay trên vỉa hè dành cho người đi bộ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.