Bộ GD&ĐT chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới

(Kiến Thức) - Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình được xây dựng nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực.

Bộ GD&ĐT chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học cho hay, theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học là hoạt động trải nghiệm.
Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng được chia làm hai giai đoạn gồm giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hai giai đoạn cơ bản
Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
Bậc tiểu học xuất hiện môn học mới là môn Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5).
Bo GD&DT chinh thuc cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi
 Ảnh minh họa.
Nội dung giáo dục cấp THCS bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).
Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Như vậy, ở bậc THCS, môn tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.
Nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.
Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Theo Bộ GD&ĐT, áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.
Nhiều biện pháp giảm tải môn học, giờ học
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, điểm mới của chương trình thể hiện rõ nhất ở việc, nếu chương trình hiện hành và các chương trình giáo dục phổ thông trước đây trả lời cho câu hỏi: “học xong chương trình, học sinh biết được những gì?”. Còn chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?”.
Cụ thể, theo mô hình đang áp dụng, học sinh phải học và ghi nhớ nhiều, trong khi khả năng vận dụng thực tế hạn chế.
Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình GDPT hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp THPT chưa được xác định rõ ràng. Chương trình GDPT mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Chương trình GDPT mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Chương trình GDPT hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả SGK và giáo viên.
Để giảm tải so với chương trình hiện hành, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay, từ nhiều năm trước khi thực hiện Chương trình GDPT năm 2000, dư luận bắt đẫu nêu lên hiện tượng quá tải trong GDPT. Từ hình ảnh chiếc cặp quả nặng của học sinh tiểu học đến chương trình thiên về lí thuyết, thời gian học tập lấn át giờ vui chơi và lịch kiểm tra, thi cử quá dày đều được phụ huynh học sinh lên tiếng.
Mặc dù Bộ GDĐT liên tục cắt giảm nội dung và thời lượng học, điều chinh cách kiểm tra, thi cử, nhưng việc học hành vẫn nặng nề, dư luận vẫn mong muốn chương trình, SGK phải thực hiện giảm tải nhiều hơn nữa. Bởi vậy, ở chương trình mới này sẽ giảm tải một số môn học và hoạt động giáo dục.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng 6 biện pháp giảm tải như giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa - tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.
Theo chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học, lớp 3 có 9 môn học, lớp 4 và lớp 5 co1 10 môn học. Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 môn học thay vì 17 môn học như chương trình hiện hành. Ở chương trình mới của các lớp THPT đều có 12 môn học thay vì 17 môn học như chương trình hiện hành.
Số giờ học cũng sẽ giảm, cụ thể ở tiểu học, học sinh học 2.838 giờ, trong khi theo chương trình hiện hành, học sinh học 2.353 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học. Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh học 3.124 giờ. Học sinh THPT, học sinh học 2.284 giờ thay vì học 2.599 giờ Ban A,C và 2.546 giờ theo ban cơ bản.
Chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất triển khai chương trình mới
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học cho biết, để triển khai chương trình GDPT mới, Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT; đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện.
Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác và Chương trình ETEP tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình GDPT, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình GDPT đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT; Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông…

Bộ GD-ĐT: Việt Nam có thể nhập khẩu chương trình để giảng dạy

Ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi tiếp và làm việc với 20 trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018 - 2021.

Bộ GD-ĐT: Việt Nam có thể nhập khẩu chương trình để giảng dạy
Bo GD-DT: Viet Nam co the nhap khau chuong trinh de giang day
 

CĐM xôn xao dự thảo sinh viên bán dâm bị đuổi học của Bộ GD&ĐT

(Kiến Thức) - Ngay khi vừa xuất hiện dự thảo về Quy chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV) đã lập tức khiến CĐM quan tâm trong đó đặc biệt điều khoản sinh viên bán dâm bị đuổi học của Bộ GD&ĐT là gây chú ý nhất.

CĐM xôn xao dự thảo sinh viên bán dâm bị đuổi học của Bộ GD&ĐT
CDM xon xao du thao sinh vien ban dam bi duoi hoc cua Bo GD&DT
 Theo dự thảo mới nhất của Bộ GD&ĐT về khung xử lý kỷ luật HSSV ngành đào tạo giáo viên, nếu sinh viên bán dâm lần thứ 4 sẽ bị buộc cho thôi học, đối với lần thứ 2, 3 là cảnh cáo và đình chỉ có thời hạn.

Bộ GD&ĐT công bố thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019

Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, chứ không giao cho các sở như năm 2018.

Bộ GD&ĐT công bố thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019
Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, đề thi có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.