Bộ đôi tàu Pohang 18, 20 Hải quân Việt Nam cùng lắp tên lửa Kh-35

Bộ đôi tàu Pohang 18, 20 Hải quân Việt Nam cùng lắp tên lửa Kh-35

Sau Tàu 20, chiếc Pohang còn lại của Hải quân Việt Nam là Tàu 18 cũng đã được lắp đặt các ống phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E.

Mới đây hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 lớp Pohang của Hải quân Việt Nam được nâng cấp bằng các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E đã xuất hiện và thu hút sự quan tâm sâu sắc của truyền thông quốc tế.
Mới đây hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 lớp Pohang của Hải quân Việt Nam được nâng cấp bằng các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E đã xuất hiện và thu hút sự quan tâm sâu sắc của truyền thông quốc tế.
Sau khi tích hợp tên lửa cho Tàu 20, đã có nhiều dự đoán cho rằng tiếp theo sẽ đến lượt  Tàu Pohang 18 được trang bị vũ khí này bởi kết cấu của hai con tàu không có gì khác biệt, thậm chí Tàu 18 còn có nhiều không gian trống để gắn kết hơn Tàu 20.
Sau khi tích hợp tên lửa cho Tàu 20, đã có nhiều dự đoán cho rằng tiếp theo sẽ đến lượt Tàu Pohang 18 được trang bị vũ khí này bởi kết cấu của hai con tàu không có gì khác biệt, thậm chí Tàu 18 còn có nhiều không gian trống để gắn kết hơn Tàu 20.
Như đã biết, Tàu 18 là chiếc Pohang đầu tiên được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam, tuy nhiên khác với Tàu 20, cấu hình vũ khí của nó đã bị cắt giảm khi chỉ còn 1 pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm, 1 pháo 40 mm nòng đôi Dardo và 1 ụ pháo bắn nhanh Sea Vulcan cỡ 20 mm.
Như đã biết, Tàu 18 là chiếc Pohang đầu tiên được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam, tuy nhiên khác với Tàu 20, cấu hình vũ khí của nó đã bị cắt giảm khi chỉ còn 1 pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm, 1 pháo 40 mm nòng đôi Dardo và 1 ụ pháo bắn nhanh Sea Vulcan cỡ 20 mm.
Đúng như dự đoán, vừa qua đã tiếp tục xuất hiện hình ảnh Tàu 18 sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, có thể dễ dàng nhìn thấy các ống phóng KT-184 đã được lắp đặt trên tàu tại vị trí tương tự như đối với Tàu 20.
Đúng như dự đoán, vừa qua đã tiếp tục xuất hiện hình ảnh Tàu 18 sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, có thể dễ dàng nhìn thấy các ống phóng KT-184 đã được lắp đặt trên tàu tại vị trí tương tự như đối với Tàu 20.
Hiện tại khả năng cao là các ống phóng này được gắn kết mới chỉ là bước đầu tiên đó là thử nghiệm cân bằng cho tàu, tương lai sẽ yêu cầu bổ sung radar điều khiển hỏa lực và quan trọng nhất là tích hợp tên lửa Kh-35 Uran-E vào hệ thống quản lý chiến đấu.
Hiện tại khả năng cao là các ống phóng này được gắn kết mới chỉ là bước đầu tiên đó là thử nghiệm cân bằng cho tàu, tương lai sẽ yêu cầu bổ sung radar điều khiển hỏa lực và quan trọng nhất là tích hợp tên lửa Kh-35 Uran-E vào hệ thống quản lý chiến đấu.
Cần lưu ý thêm rằng trước đó Tàu 18 đã được bổ sung bệ phóng tên lửa phòng không vác vai Igla do trong nước chế tạo, nếu khôi phục hoàn toàn chức năng săn ngầm cho tàu bằng việc trang bị cho nó một loại ngư lôi phù hợp thì chúng ta sẽ có tàu hộ vệ đa năng khá toàn diện.
Cần lưu ý thêm rằng trước đó Tàu 18 đã được bổ sung bệ phóng tên lửa phòng không vác vai Igla do trong nước chế tạo, nếu khôi phục hoàn toàn chức năng săn ngầm cho tàu bằng việc trang bị cho nó một loại ngư lôi phù hợp thì chúng ta sẽ có tàu hộ vệ đa năng khá toàn diện.
Ngoài vũ khí, chi tiết cần lưu ý nữa trên Tàu 18 cũng được nhận ra đó chính là thiết bị liên lạc kết nối với vệ tinh (tên tiếng Anh là Communications Satellite, đôi khi được viết tắt là SATCOM) do Việt Nam tự sản xuất trong nước với nắp chụp màu trắng được tích hợp phía trước ống khói.
Ngoài vũ khí, chi tiết cần lưu ý nữa trên Tàu 18 cũng được nhận ra đó chính là thiết bị liên lạc kết nối với vệ tinh (tên tiếng Anh là Communications Satellite, đôi khi được viết tắt là SATCOM) do Việt Nam tự sản xuất trong nước với nắp chụp màu trắng được tích hợp phía trước ống khói.
Nhờ có thiết bị SATCOM và vệ tinh VinaSAT 1, đi kèm vệ tinh viễn thám VNREDSat-1, các tàu chiến mặt nước khi hoạt động xa căn cứ đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp từ tàu về sở chỉ huy, cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao nhằm báo cáo tình hình và nhận chỉ thị trực tiếp.
Nhờ có thiết bị SATCOM và vệ tinh VinaSAT 1, đi kèm vệ tinh viễn thám VNREDSat-1, các tàu chiến mặt nước khi hoạt động xa căn cứ đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp từ tàu về sở chỉ huy, cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao nhằm báo cáo tình hình và nhận chỉ thị trực tiếp.
Hiện tại thiết bị SATCOM nội địa đã được Hải quân Việt Nam tích hợp lên hầu hết các tàu chiến mặt nước của mình, từ Gepard 3.9, Molniya 1241.8, Molniya 1241.RE... cho tới cả các lớp tàu tuần tra của Cảnh sát biển và Kiểm ngư.
Hiện tại thiết bị SATCOM nội địa đã được Hải quân Việt Nam tích hợp lên hầu hết các tàu chiến mặt nước của mình, từ Gepard 3.9, Molniya 1241.8, Molniya 1241.RE... cho tới cả các lớp tàu tuần tra của Cảnh sát biển và Kiểm ngư.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.