Bộ Công Thương nói gì về tin Sabeco bị bán cho Trung Quốc?

(Vietnamdaily) - Chiều 2/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, mọi thông tin liên quan đến việc Sabeco bị bán cho Trung Quốc là không đúng sự thật.

Liên quan đến câu hỏi của các phóng viên về thông tin Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco, HoSE: SAB) có bán vốn cho Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, mọi thông tin liên quan đến việc Sabeco bị bán cho Trung Quốc là không đúng sự thật.

Hiện nay tại Sabeco chỉ có 2 cổ đông chính là Công ty TNHH MTV Vietnam Beverage nắm 53,59% và Bộ Công Thương đại diện vốn Nhà nước nắm 36% vốn điều lệ, các cổ đông khác nắm 10,41%.

Bo Cong Thuong noi gi ve tin Sabeco bi ban cho Trung Quoc?
 Sản phẩm của Sabeco

Bộ Công Thương luôn ủng hộ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, trong đó có Sabeco. Tuy nhiên, có thể thấy việc Bộ Công Thương đại diện phần vốn Nhà nước nắm 36% nhằm mục đích có quyền phủ quyết khi thấy rằng những chủ trương của doanh nghiệp đưa ra không phù hợp.

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đang có vốn tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nên có việc phát tán những thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp đó, ảnh hưởng tới các cổ đông, tới nguồn thu của Nhà nước và ảnh hưởng tới sự hấp dẫn của chính các doanh nghiệp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định cổ phần hoá. Do đó, Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp khi bị phát tán thông tin sai sự thật, đề nghị thu thập chứng cứ để báo cơ quan chức năng xử lý, ngăn chặn kịp thời.  

Tỷ phú Thái lại bỏ túi 515 tỷ đồng nhờ Sabeco

Vietnam Beverage - công ty liên quan đến tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi chuẩn bị “bỏ túi” 515 tỷ đồng nhờ được chia cổ tức của Sabeco.
 

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB) vừa thông báo ngày 17/10 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 15%.

Sếp nữ Việt duy nhất được giữ lại ở HĐQT Sabeco là ai?

(Kiến Thức) - Nữ tướng Trần Kim Nga (sinh năm 1961, thường trú tại Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. HCM) là sếp Việt duy nhất nằm trong HĐQT Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB).

Mới đây, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) đã thông qua việc bổ nhiệm thành viên mới vào hội đồng quản trị (HĐQT) và ban điều hành.
Theo đó, ông Neo Gim Siong Bennett giữ chức phó tổng giám đốc. Ông Melvyn Ng Kuan Ngê và ông Teo Hong Keng đảm nhiệm vị trí tương tự, nhưng lần lượt phụ trách hoạt động bán hàng và kế toán - tài chính.
Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev) – doanh nghiệp đại diện phần vốn của tỷ phú Thái Lan tại Sabeco, là bà Trần Kim Nga được bổ nhiệm tạm thời làm thành viên HĐQT. Như vậy, bà Trần Kim Nga là người Việt duy nhất nằm trong HĐQT Sabeco.
Theo Vietnam Finance, bà Trần Kim Nga, sinh năm 1961, thường trú tại Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Không chỉ đơn giản là Tổng giám đốc của VietBev, bà Nga còn được biết đến là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam.
Bà Trần Kim Nga - Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev). Ảnh: website Sabeco.
Bà Trần Kim Nga - Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev). Ảnh:  website Sabeco.
Ngoài trọng trách Tổng giám đốc tại F&B Alliance Việt Nam và VietBev, bà Nga còn đang đại diện và điều hành hàng loạt pháp nhân khác và phần lớn là các doanh nghiệp có liên quan đến tỷ phú Charoen tại Việt Nam như: Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái Miền Bắc; Văn phòng đại diện Berli Jucker Public Company Limited tại TP. HCM, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Phú Thái Miền Trung, Công ty TNHH Lon nước giải khát TBC-Ball Việt Nam, Công ty TNHH Liên kết Thắng Lợi.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư Nga Sơn (Nga Sơn). Với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông của Nga Sơn cũng là những cái tên thuần Việt: Trần Kim Nga (199,8 tỷ đồng; chiếm 99,9%); Nguyễn Hải Sơn (0,05%); Trần Thị Thanh Hương (0,05%).
Chính bà Nga là người đã nhượng lại 49% cổ phần Nga Sơn cho BeerCo – đơn thị thành viên của ThaiBev. Ít ngày sau, Nga Sơn đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam, tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên gần 682 tỷ đồng và bà Nga cũng nhanh chóng rút hoàn toàn khỏi cơ cấu sở hữu, dù vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện của công ty.
Theo báo Giao thông, tại Sabeco, thêm bà Nga mới được bẩu bổ sung, dàn lãnh đạo trong HĐQT hiện gồm 7 thành viên là ông Koh Poh Tiong (Chủ tịch HĐQT); Nguyễn Thành Nam; Bùi Ngọc Hạnh; Nguyễn Bích Đạt; Sunyaluck Chakajornwat; Tan Tiang Hing, Malcolm và bà Trần Kim Nga.
Các thành viên HĐQT trước bà Nga đều được giới thiệu và bầu trong ĐHCĐ bất thường tổ chức cuối tháng 4 vừa qua. Khi đó, đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm chủ tịch HĐQT với ông Võ Thành Hà và bầu ông Koh Poh Tiong thay thế vị trí này.

Trước đó, Sabeco cũng đã thay toàn bộ dàn Phó Tổng giám đốc ngay sau khi 3 đại diện của Thaibev tham gia HĐQT của doanh nghiệp này. Đó là ông Neo Gim Siong Bennett giữ chức Phó Tổng giám đốc, ông Teo Hong Keng giữ vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế toán, Tài chính và hỗ trợ Sabeco và ông Melvyn Ng Kuan Ngee giữ chức Phó Tổng giám đốc phụ trách bán hàng của Sabeco.

Trước đó, hồi cuối tháng 3, ThaiBev đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương và Chính phủ bày tỏ quan ngại về việc chưa được trực tiếp tham gia HĐQT và điều hành Sabeco dù đã sở hữu gần 54% cổ phần từ cuối năm 2017.

Ngay sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương xử lý kiến nghị của Thaibev về việc công ty này tham gia HĐQT và điều hành Sabeco.

Thương vụ Sabeco: Tỷ phú Thái Lan có “lách luật”? - VTC1


Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.