Bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng đi khắp Ấn Độ

Video ghi lại cảnh con bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng tại Mayurbhanj, Ấn Độ đang gây sốt cộng đồng mạng.
 

Bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng đi khắp Ấn Độ
Bo cap me cong dan con tren lung di khap An Do
 Bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng đi khắp Ấn Độ.
Video chia sẻ cho thấy, những cá thể bọ cạp con mới nở bám đầy trên lưng bọ cạp mẹ trong Khu bảo tồn hổ Similipal ở Mayurbhanj, Ấn Độ.
Bọ cạp là động vật không xương sống thuộc lớp nhện. Tuy nhiên, bọ cạp không đẻ trứng, chúng đẻ con. Con non bám trên lưng mẹ trong vòng 10 đến 20 ngày cho đến khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác.
Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không có mẹ bảo vệ. Một con bọ cạp cũng có thể có tới 100 con trong một lứa. Bọ cạp trưởng thành bằng cách lột xác sau khoảng 5-7 lần.
Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả.
Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng.

Rùng mình cảnh săn bọ cạp ở Đồng Nai với dụng cụ "độc"

Mỗi ngày, hàng chục người ở Đồng Nai vào rừng lùng sục săn bọ cạp đem bán cho thương lái với dụng cụ chỉ là một chiếc thanh tre nhỏ. 

Rùng mình cảnh săn bọ cạp ở Đồng Nai với dụng cụ "độc"
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 .Nghề săn bọ cạp ở huyện miền núi Định Quán (Đồng Nai) hình thành từ hơn 10 năm trước. Theo người dân, địa hình của huyện chủ yếu núi đá ong, có độ ẩm lý tưởng nên bọ cạp nhiều, sinh trưởng nhanh.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
  Loài bọ có nọc độc sống ở hang sâu 40-50 cm nên người dân tạo những thanh tre nhỏ, mềm, buộc lông gà ở đầu làm dụng cụ để bắt.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
Khác với những nơi khác, thợ săn ở Đồng Nai không đào, phá hang mà đẩy kiến mụn nhọt vào trong hang để côn trùng này tấn công bọ cạp khiến nó phải chạy ra ngoài.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Anh Lưu A Tài (27 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán) cho biết: "Kiến là 'công cụ' không thể thiếu đối với nghề săn bọ cạp. Mỗi ngày, ở địa phương có vài người chuyên bắt kiến đem đến bán cho chúng tôi với giá 140.000 đồng/kg. Thông thường, 0,1 kg kiến có thể bắt gần 1 kg bọ cạp".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Theo thợ săn, người chuyên nghiệp chỉ cần nhìn cửa hang là biết bên trong có bao nhiêu con bọ cạp, lớn hay nhỏ.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Kiến đắt tiền nên những người bắt bọ có nọc độc thường chọn những hang có miệng to để "điều binh".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Một thợ săn cho biết khi đẩy kiến vào hang, côn trùng này sẽ tập trung tấn công vào các khớp của bọ cạp làm nó đau đớn và tháo chạy khỏi ổ. Thông thường, để bắt một hang thợ săn chỉ cần từ 10-30 giây.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Ông Nguyễn Tấn Đức, người có thâm niên 10 năm trong nghề săn bọ nọc độc nói rằng mỗi ngày, một thợ chuyên nghiệp có thể bắt 2,5-4 kg bọ cạp. Vào mùa mưa, loài này sinh trưởng nhanh, nhiều nên thợ có thể bắt được 5 kg. Ông cho biết: "Mỗi ngày, người đi săn bắt đầu công việc từ sáng sớm, kết thúc vào 11h trưa. Người bắt phải đi bộ cả chục km trong rừng, rẫy cà phê để tìm hang bọ cạp".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Bọ cạp sinh đẻ nhiều nên hàng chục người hành nghề, đi bắt liên tục suốt nhiều năm nhưng vẫn không hết. Một khu vực bị săn bắt sẽ lại xuất hiện lứa mới sau 20 ngày. Trong ảnh, thành quả của một buổi đi săn của anh Leo, ngụ ấp 1, xã Phú Tân.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Sau buổi đi săn, người dân bán bọ cạp cho các thương lái trong vùng với giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 270.000 đồng/kg.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Bà Nguyễn Thị Sim, thương lái, mỗi ngày mua 30-50 kg từ cánh thợ săn rồi đóng hàng chuyển cho các nhà hàng ở TP.HCM làm món ăn. Bà đang hợp tác với các công ty lớn trong nước để xuất khẩu bọ cạp sang nước ngoài.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đức trở về nhà sau nửa ngày rong ruổi bắt bọ cạp ở rừng. Ông Đức cho biết nhờ nghề mà mỗi tháng ông có thu nhập từ 6-8 triệu đồng.

Theo chân thợ săn bọ cạp rừng

Mỗi ngày, hàng chục người ở Đồng Nai vào rừng lùng sục săn bắt bọ cạp đem bán cho thương lái. Dụng cụ bắt bọ có nọc độc của họ chỉ có thanh tre nhỏ và "chiến binh" kiến mụn nhọt.

Theo chân thợ săn bọ cạp rừng
Theo chan tho san bo cap rung
 Nghề săn bọ cạp ở huyện miền núi Định Quán (Đồng Nai) hình thành từ hơn 10 năm trước. Theo người dân, địa hình của huyện chủ yếu núi đá ong, có độ ẩm lý tưởng nên bọ cạp nhiều, sinh trưởng nhanh. 

Rùng mình cảnh mưu sinh bằng nghề săn bọ cạp nguy hiểm

(Kiến Thức) - Phải luồn lách trong rừng tìm hang, có những khi phải bắt bằng tay, người nông dân vẫn cố bám trụ với nghề bắt bọ cạp để mưu sinh. 

Rùng mình cảnh mưu sinh bằng nghề săn bọ cạp nguy hiểm
Rung minh canh muu sinh bang nghe san bo cap nguy hiem
 Bắt bọ cạp trong hang được coi là nghề độc đáo của người nông dân ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Thái Lan...Ảnh: Nhadatso.

Đọc nhiều nhất

Tin mới