Biểu tượng của các con vật trong Phật giáo

Theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó

Trong văn hóa Á châu, không có khoảng cách lớn giữa những thứ thuộc vật chất và những điều thuộc tinh thần, điều dường như tồn tại ở văn minh phương Tây ngày này. Vì vậy, những biểu tượng tôn giáo là một phần sinh động của tổng thể văn hóa Á châu.
Chúng ta sẽ miêu tả những biểu tượng khác nhau cả ở ý nghĩa bên ngoài và ý nghĩa bên trong hay ý nghĩa ẩn sâu của chúng, theo những giáo thuyết khác nhau của Đức Phật. Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó, điều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh. Điều này muốn nói rằng những biểu tượng tồn tại là do sự tạo tác của tâm hay hành nghiệp của những chúng sanh đó và không thể tồn tại mà không có nó. Giống như một cái cây cần một hạt giống để hiện hữu, theo đó cái cây như là một biểu tượng tồn tại chỉ bởi vì có một nghiệp chủng tạo nên nó.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thực tế, sự hiện hữu của một cái cây vật lý cũng tùy thuộc vào sự hiện hữu của một chủng nghiệp ở nơi tâm thức của các sinh vật trong thế giới tổng thể mà cái cây đó sinh trưởng. Do đó, những gì chúng ta gọi là những biểu tượng không phải là những sáng tạo văn hóa của con người, mà chúng tương ứng với một hành nghiệp thực sự biểu hiện ở bề mặt bên ngoài như là một đối tượng vật chất-một cái cây hay một con thú ở trong trường hợp đó-và ở bề mặt tâm thức hay bên trong tương ứng với một kinh nghiệm tâm thức. Thực tại chân thực của những biểu tượng này được những bậc thánh giả nhận chân trực tiếp ở trong thiền định. Bằng cách này hay cách khác họ đã khám phá ra bản chất thật của các biểu tượng thông qua cái nhìn và sự hiểu biết sáng rõ của mình. Ngay cả những người bình thường cũng có thể lĩnh hội được chừng mực nào đó bản chất thật của các biểu tượng, nhưng để có được sự hiểu biết rõ ràng thì phải cần đến một vài giảng giải mang tính trí thức.
Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng... Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú.
SƯ TỬ
Sư tử là vua của loài thú: chúng kiêu hãnh và oai vệ. Chúng sống ở những khu vực bằng phẳng hay những đồi cỏ, không bao giờ ở trên núi và chắc chắn không ở trên những ngọn núi cao tuyết phủ. Sư tử tập hợp thành từng bầy, nhóm và không bao giờ sống đơn lẻ ngoại trừ trường hợp những con sư tử già hay những con sư tử bị bầy đàn của nó xua đuổi. Chúng kiếm thức ăn bằng việc săn mồi, điều luôn được những con sư tử cái thực hiện; những con đực thì không bao giờ làm việc đó. Công việc chính của sư tử đực là bảo vệ bầy đàn của nó tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sư tử thì không có kẻ thù tự nhiên nào hết. Do những đặc tính này, ở mọi thời và mọi xứ, sư tử được xem như là biểu tượng của sự quý phái và bảo vệ, cũng như biểu tượng của trí tuệ và kiêu hãnh. Sự miêu tả bằng tranh về sư tử có nguồn gốc ở Ba Tư (Persia).
Trong Phật giáo, sư tử là biểu tượng của chư Bồ-tát, “những người con trai của Đức Phật”. Chư Bồ-tát là những người đã đạt được giác ngộ. Họ phát khởi tâm Bồ-đề và thệ nguyện từ bỏ hạnh phúc an trú trong Niết-bàn, chấp nhận ở lại thế gian này hóa độ cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Chư Bồ-tát thực hành sáu ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (dana, sila, ksanti, verya, dhyana và prajna); và bốn điều mà chúng xuất phát từ sáu ba-la-mật trên: phương tiện thiện xảo, thệ nguyện, sức mạnh và trí tuệ (upaya, pranidhana, bala và jnana).
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, chúng ta thấy những con sư tử trong vai trò là những kẻ bảo hộ Pháp đang nâng tòa ngồi của chư Phật và chư Bồ-tát. Chúng cũng được nhìn thấy ở nơi lối vào của các chùa chiền. Ở những khu vực miền Bắc Nepal, do ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo Tây Tạng, những con sư tử đã trở thành những “sư tử tuyết”. Trên thực tế, không có con sư tử nào sống ở những núi tuyết, mà chỉ có những con báo. Sư tử tuyết được mô tả bằng màu trắng hay xanh dương với cái bờm màu cam hay màu ngọc lam đang đi nổi trên gió và rất hung dữ, với đôi mắt mở to và miệng hả rộng. Chúng tự do đi lại trên những ngọn núi tuyết cao mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào, biểu trưng cho trí tuệ, vô uý và siêu phàm của những hành giả thực hành pháp mà họ có thể sống tự do tự tại nơi ngọn núi tuyết cao của tâm thức thuần tịnh, không bị ô nhiễm bởi vô minh ảo giác. Họ là những vị vua của Pháp (dhamma) bởi vì họ đạt được sức mạnh chinh phục chúng sanh với đại bi và đại trí của họ.
VOI
Đặc tính chính của voi là sức mạnh và tính kiên định của nó. Vì vậy nó trở thành biểu tượng của sức mạnh vật lý và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân chất.
Trong thần thoại Ấn Độ, chúng ta nghe nói về những con voi bay và voi Airavata - con voi trắng mà nó trở thành vật cỡi của Thần Indra và xuất hiện từ nơi khuấy biển sửa. Do đó voi trắng được xem là có sức mạnh đặc biệt có thể tạo nên mưa. Trong xã hội Ấn Độ, voi được xem như vật mang đến điều tốt lành và thịnh vượng. Các vị vua sở hữu chúng và sử dụng chúng trong chiến tranh.
Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng.
Trong nghệ thuật tranh tượng Ấn giáo, ta thấy vị thần đầu voi Gangpati hay Ganesh. Ở khía cạnh khác, tượng trưng cho phương diện thế tục của sức mạnh ấy, voi bị những vị thần khác như Mahakala, Vajra Bhairava dẫm lên trên.
Trong nghi lễ cúng mandala, người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa.
Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.
NGỰA
Ngựa là phương tiện của vận chuyển. Chúng có thể chạy rất nhanh và chính vì vậy mà trước đây chúng được chắp thêm cánh và có thể bay. Ngay ở trong thần thoại Hy Lạp chúng ta có Pegasus, con ngựa bay. Những đặc tính chính của chúng là lòng trung thành, cần cù và nhanh nhẹn. Một ví dụ điển hình về những phẩm tính này là Kantaka, con ngựa của thái tử Siddhartha Gautama. Khi thái tử rời hoàng cung xuất gia làm ẩn sĩ, con ngựa của ngài nhận thấy rằng nó sẽ không bao giờ còn gặp lại chủ nhân của mình nữa nên đã vỡ tim mà chết. Nó sau đó đã sanh về một trong các cõi trời.
Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Nó cũng tượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện di chuyển của tâm.
Cái được gọi là “ngựa gió” là biểu tượng của tâm. Tâm có phương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi. Điều đó muốn nói rằng chúng ta có khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào mà chúng ta muốn.
Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp.
Có một vài câu chuyện về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúng sanh.
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava). Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali; và có những vị thần mặt ngựa chẳng hạn như Hayagriva.
CÔNG
Trong ý nghĩa chung, công là biểu tượng của sự cởi mở và chấp nhận. Trong Thiên Chúa giáo, công là biểu tượng của sự bất tử. Ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), có việc diễn đạt mang tính biểu tượng về một cái cây có hai con công đứng hai bên, mà nó được nói là biểu tượng cho tâm nhị nguyên và sự hợp nhất tuyệt đối. Trong Ấn giáo, những hoa văn của lông công tượng trưng cho những con mắt, hay tượng trưng các ngôi sao. Trong Phật giáo, chúng tượng trưng cho trí tuệ.
Công được cho có khả năng ăn những cây có độc dược mà không hề bị ảnh hưởng gì. Bởi điều đó, chúng được ví với những vị Đại Bồ-tát. Một vị Đại Bồ-tát có thể xem những thứ nhiễm ô như là phương cách đưa đến giải thoát và chuyển đổi tâm độc hại tham-sân-si (moha, raga, dvesa) thành tâm giác ngộ hay bồ-đề.
Tâm của chúng sanh ở thế giới này giống như một khu rừng rậm của tham muốn và sân hận. Những lạc thú và tài sản vật chất thì giống như một khu vườn thuốc xinh đẹp. Những vị Bồ-tát với tâm dũng mãnh, giống như những con công không bị những cây thuốc hấp dẫn. Chư Bồ-tát, với mong muốn làm việc vì lợi ích của chúng sanh và không mong muốn bất kỳ hạnh phúc nào cho riêng họ, có thể sử dụng những tâm độc hại tham-sân-si... để thực hiện những công việc vì lợi ích của chúng sanh.
Bằng việc ăn độc dược, cơ thể của công trở nên đẹp đẽ và mạnh khoẻ. Chúng được tô điểm với năm lông vũ trên đầu, mà nó biểu trưng cho năm con đường của Bồ-tát và ngũ phương Phật. Chúng có màu sắc xinh đẹp, như màu xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và làm cho những sinh vật khác thích thú khi nhìn chúng. Tương tự, bất kỳ những ai nhìn thấy một vị Bồ-tát đều nhận được sự hoan hỷ ở trong tâm. Thói quen ăn những cây độc của công không gây hại cho những sinh vật khác. Tương tự, Bồ-tát không đem lại sự tổn hại nhỏ nhất cho bất kỳ chúng sanh nào. Bằng việc ăn những độc dược, lông của công trở nên sáng tươi và thân thể khoẻ mạnh. Tương tự, bằng việc nhận tất cả những khó khăn và rắc rối cho mình, chư Bồ-tát nhanh chóng gột sách những chướng ngại tâm thức và phát triển tâm thức nhanh chóng, đạt được trí tuệ càng lúc càng cao. Đặc biệt, công tượng trưng cho sự chuyển hóa tham dục thành giải thoát. Do đó chúng là phương tiện đi lại của Phật A Di Đà, người thể hiện chuyển đổi tham muốn và chấp thủ thành trí tuệ.
CHIM ƯNG
Chim ưng (raguda) là vua của loài chim. Tên của nó xuất phát từ gốc “gri”, có nghĩa là nuốt: chim ưng nuốt lấy những con rắn. Nó được trình bày với một thân hình phía trên là hình người, mắt và mỏ to, mào ngắn màu xanh, lông vàng trên đầu, trên chân và trên cánh. Tuy nhiên, đôi khi, chính yếu trong nghệ thuật tranh họa Hindu, nó được trình bày bằng hình dáng người với đôi cánh.
Chim ưng là một loài chim lớn. Chim ưng tượng trưng cho yếu tố không gian và năng lượng mặt trời, mà nó có thể làm khô nước. Do đó nó là kẻ thù tự nhiên của rắn và nó ăn nuốt hay kiểm soát rắn. Chúng tượng trưng cho năng lực tâm linh có thể phá huỷ những ảo giác ganh tị; và sân, thứ được tượng trưng bằng rắn. Chim ưng cũng tượng trưng cho sự phóng khoáng: nó có thể sải đôi cánh của mình bay vào không trung. Nó tượng trưng cho sự tư do tự tại của tâm, có thể mở rộng ra và không bị trói buộc bởi những xung đột cảm xúc. Tâm thức sáng suốt thì có thể đến mọi nơi, giống như những tia nắng mặt trời, và tạo nên sự sinh trưởng của đời sống và trí tuệ. Đặc biệt ở trong Phật giáo, chim ưng liên quan đến bố thí ba-la-mật (dana paramita), giống như những tia nắng mặt trời ban tặng sự sống cho trái đất.
Thần thoại về con chim lớn ăn nuốt rắn dường như có nguồn gốc ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Rắn tượng trưng cho tiềm thức hay những khía cạnh bị che khuất của tâm, những cảm xúc và tư tưởng mà chúng nằm ẩn dưới bề mặt. Chim ưng có thể quan sát thấy những con rắn nhỏ và lập tức sà xuống. Tương tự, bằng việc thực hành nhận biết rõ những cảm thọ, tư tưởng và hành động của mình, ta phát triển trí tuệ có thể quan sát đầy đủ những vận hành của tâm và bằng cách đó ta có thể đạt được sự giải thoát hoàn toàn để có thể sử dụng tâm theo một cách có lợi ích nhất.
Trong nghệ thuật tranh tượng Hindu, chim ưng là vật cỡi của thần Vishnu. Trong Phật giáo, nó là vật cỡi của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi), Đức Phật biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Chim ưng cũng là một vị thần của người chữa trị rắn cắn, chứng động kinh và những bệnh do rắn gây ra.
Ngọc lục bảo, cũng được gọi là đá chim ưng, được xem như một vật chống lại độc dược và những hình ảnh chim ưng ở trên đồ nữ trang như là một vật bảo vệ chống lại rắn.
Nguồn: Symbolism of Animals in Buddhism, in Buddhist Himalaya, Vol. I, No. I.

Rằm tháng Giêng: Cúng chay hay mặn để được bình an?

Ngày nay nhiều người dân cúng Tết Nguyên tiêu có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy...

Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng.

Chủ yếu là cầu an, giải hạn

Vô tình làm chết những con vật nhỏ có tội không?

Hỏi: Khi chúng con thọ giới Bát quan trai, trong 8 giới, thì giới không sát sanh lại đứng đầu. Tuy nhiên, khi chấp tác, chúng con làm vệ sinh hay tảo địa… chúng con quét đi rất nhiều con vật nhỏ, nhứt là kiến, nhện, cuốn chiếu… Chúng con cố gắng tránh mà cũng không khỏi. Như vậy, xin hỏi: đối với giới sát và luật nhân quả chúng con có phạm tội và có phải trả quả báo hay không?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.