Biệt phủ mất 300 năm xây dựng, rộng lớn hơn cả Tử Cấm Thành

Biệt phủ này nằm cách huyện Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc khoảng 12km về phía Đông, có từ thời nhà Minh (1368-1644) và đến nay được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp 4A quốc gia.

Ở Trung Quốc, Tử Cấm Thành được cho là công trình kiến trúc tráng lệ và hùng vĩ bậc nhất, tuy nhiên vẫn có một biệt phủ tư nhân rộng lớn hơn cả cung điện vua ở, đó là biệt phủ nhà họ Vương. Biệt phủ này nằm cách huyện Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc khoảng 12km về phía Đông, có từ thời nhà Minh (1368-1644) và đến nay được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp 4A quốc gia.

Biệt phủ mất 300 năm xây dựng, rộng lớn hơn cả Tử Cấm Thành ảnh 1

Vương phủ ngày nay

Toàn bộ khu biệt phủ được xây dựng trên diện tích đất 250.000 mét vuông với các tòa nhà được bố trí dày đặc, san sát nhau để tiết kiệm tối đa đất ở. Bố cục toàn khu chia làm 5 làn đường và 6 tòa nhà, các khoảng sân vừa thuận tiện di chuyển vừa tạo cảm giác thoáng đãng dù các tòa nhà được xếp rất sát nhau.

Biệt phủ mất 300 năm xây dựng, rộng lớn hơn cả Tử Cấm Thành ảnh 2

Mọi chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ

Có tổng cộng 35 sân lớn nhỏ với 342 phòng ở khu phức hợp bên phải, trong đó bao gồm cả các công trình phụ như: Phòng dệt, nhà bếp, phòng ăn chung... với phần sân chung kết nối tất cả lại với nhau. Khu trung tâm của biệt phủ chủ yếu là các dãy nhà và đường đi được thiết kế đối xứng với nhau, tạo thành chữ “Vương” (王) - tên dòng họ - khi nhìn từ trên cao xuống. Có thể thấy Vương phủ đã kế thừa và phát huy phong cách kiến trúc cổ đại, bên ngoài khang trang, bên trong tiện nghi, sang trọng.

Được biết, biệt phủ nhà họ Vương được xây dựng trong suốt 300 năm, trải qua nhiều đời con cháu mới hoàn thiện. Gia tộc họ Vương chính là gia tộc hưng thịnh nhất Ƭrung Hoa một thời, gắn liền với sự phát triển và sụp đổ của Thanh triều. Ngay cả hoàng đế Khang Hy cũng phải nể người nhà họ Vương vài phần khicháu trɑi đời thứ 14 của nhà họ Vương là Vương Khiệm Hòɑ và Vương Khiệm Thụ áp dụng thuần thục chiến lược “thương nhân nuôi quân đội, quân đội Ƅảo vệ thương nhân”. Nhà họ Vương cung cấp ngựa và lương thảo cho quân triều đình thì ở chiều ngược lại, họ cũng phải nhận được nhiều lợi ích tương xứng.

Biệt phủ mất 300 năm xây dựng, rộng lớn hơn cả Tử Cấm Thành ảnh 3
Sự tàn lụi của triều đại nhà Thanh cũng kéo theo sự suy tàn của gia tộc họ Vương

Con cháu Vương gia dù khôngtham giɑ con đường thi cử nhưng vẫn làm quan (cấp bậc cao nhất là nhị phẩm) nhờ tiền bạc và mối quan hệ thân thiết với triều đình. Đến khi nhà Thanh suy yếu, nhà họ Vương cũng kinh doanh kém đi và không thể mở rộng quу mô gia tộc thêm nữa. Cuối cùng, khi cuộc chiến tranh chống Ɲhật bùng nổ vào năm 1937, gia tộc này đã di tản xuống ρhía nam, khởi đầu cho sự suу tàn hoàn toàn của gia tộc.

Ngày nay, biệt phủ nhà họ Vương đã xuống cấp theo thời gian dù được nhà nước tu sửa, bảo tồn. Dù vậy, sự hào nhoáng, hoɑ lệ của nó vẫn bền vững và thu hút sự tò mò của du khách trong lẫn ngoài nước.

Tử Cấm Thành có hàng chục giếng nước nhưng không ai dám uống vì...

Vào thời phong kiến, Tử Cấm Thành là nơi ở của hoàng đế và hậu cung. Dù có hơn 70 giếng nước ở khắp hoàng cung nhưng người ta không lấy nước ở đó để ăn uống. Vì sao lại vậy?

Tu Cam Thanh co hang chuc gieng nuoc nhung khong ai dam uong vi...
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là công trình tiêu biểu nhất của kiến trúc cung đình Trung Quốc. Đây cũng là một trong những cung điện cổ bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới cho tới ngày nay. 

Góc khuất đáng sợ về lãnh cung trong Tử Cấm Thành

Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia tráng lệ với hơn 800 cung điện lớn, nhỏ. Trong đó, lãnh cung trong Tử Cấm Thành gắn liền với nhiều bí mật đáng sợ.

Goc khuat dang so ve lanh cung trong Tu Cam Thanh
 Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung) nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1402, sau khi chiếm được Nam Kinh và lên ngôi, hoàng đế Trung Quốc Minh Thành Tổ đã dời đô về Bắc Kinh và ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành. 

Tử Cấm Thành có 9.000 phòng, sao cung điện hoàng đế chỉ 3m2?

Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh có diện tích 720.000 mét vuông. Người ta nói rằng có tổng cộng 9999,5 ngôi nhà.

Cho đến năm 1973, các chuyên gia đã đo đạc Tử Cấm Thành và phát hiện ra rằng có 980 ngôi nhà, trong đó không gian được hình thành bởi bốn cây cột, khi đó có tổng cộng 8.704 phòng. 

Điều thú vị là nhiều người cho rằng hoàng đế sống một cuộc sống xa hoa và cung điện lẽ ra phải rất rộng nhưng thực tế nó chỉ rộng 9,9 mét vuông (khoảng 3 mét vuông). Tại sao?

Tu Cam Thanh co 9.000 phong, sao cung dien hoang de chi 3m2?

Tử Cấm Thành

Thứ nhất, để “bảo tồn năng lượng vật chất”, hoàng gia nhà Thanh tin rằng ngôi nhà càng lớn thì càng cần nhiều năng lượng và cơ thể con người tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, khó thu thập của cải và năng lượng;

Thứ hai, là để "bảo vệ khỏi cái lạnh". Vì khí hậu ở Bắc Kinh tương đối thấp và có thể xuống dưới 0 vào mùa đông, nên thời xưa thậm chí không có máy điều hòa, máy sưởi, do vậy sống trong một căn phòng nhỏ có thể bảo vệ bạn khỏi cái lạnh.

Thứ ba là để “ngăn chặn sát thủ”. Căn phòng nhỏ được xây dựng vì lý do an toàn, nếu có sát thủ lẻn vào thì dù phòng có nhỏ cũng sẽ bị phát hiện ngay. Phòng quá lớn không có người khác bầu bạn, rất dễ cảm thấy cô đơn, cảm giác an toàn sẽ giảm bớt. Vì vậy, phòng ngủ của hoàng đế bình thường không lớn.

Tử Cấm Thành, trước đây gọi là Cố cung, nằm ở trung tâm Bắc Kinh, là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc). Đây là một kiệt tác vô song về kiến trúc cổ và là quần thể công trình cổ lớn nhất và hoàn thiện nhất bằng gỗ trên thế giới. Cùng với Cung điện Versailles ở Pháp, Cung điện Buckingham ở Vương quốc Anh, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ và Điện Kremlin ở Nga, nó được gọi chung là năm cung điện hàng đầu thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới