Biệt kích Hải quân Ấn Độ được điều đến biên giới sát Trung Quốc

Ấn Độ đã điều động lực lượng Biệt kích thuộc Hải quân nước này tới khu vực hồ Pangong, phía Đông Ladakh nằm trên biên giới với Trung Quốc.

Đây được coi là bước chuẩn bị mới của New Delhi trong bối cảnh tranh chấp biên giới với nước láng giềng đã kéo dài sang tháng thứ 6. Như vậy, quân đội Ấn Độ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm của cả 3 quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân tới khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) với Trung Quốc.
Trước đó, đặc nhiệm Garud của Không quân và Đặc nhiệm Dù thuộc Lục quân nước này đã có mặt tại Đông Ladakh từ những ngày đầu nổ ra tranh chấp với Trung Quốc hồi tháng 5.
Một quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết, mục đích của việc triển khai này là nhằm cải thiện khả năng hiệp đồng tác chiến của 3 quân chủng và rèn luyện sức chịu đựng, năng lực của Biệt kích hải quân trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. Biệt kích Hải quân Ấn Độ cũng sẽ được cung cấp các xuồng tuần tra mới để có thể thực hiện các hoạt động tuần tra tại hồ Pangong.
Biet kich Hai quan An Do duoc dieu den bien gioi sat Trung Quoc
 Một binh lính Ấn Độ đứng gác trên con đường phủ đầy tuyết từ Srinagar đến Leh tại Đông Ladakh (ANI)
Đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ gồm lực lượng Đặc nhiệm Dù và Đặc nhiệm Biên giới trực thuộc ban Thư ký Nội các đã được triển khai tại Đông Ladakh trong thời gian dài. Không quân Ấn Độ cũng đã cử Lực lượng đặc nhiệm Garud tới nhiều điểm cao trên các triền núi dọc theo đường LAC kể từ đầu cuộc khủng hoảng biên giới với Trung Quốc.
Đặc nhiệm của Không quân Ấn Độ được trang bị các hệ thống phòng không vác vai Igla để có thể ngăn chặn các loại máy bay và thiết bị bay không người lái đối phương vi phạm không phận Ấn Độ.
Hôm 29-30/8, các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Ấn Độ đã chiếm lĩnh các vị trí chiến lược tại bờ Bắc và Nam hồ Pangong, ngăn phía Trung Quốc có hành động xâm chiếm lãnh thổ. Trung Quốc cũng đã huy động nhiều đơn vị lính đặc nhiệm tới phần lãnh thổ của mình nằm dọc đường LAC.

Ngán ngẩm “thành tích” rơi máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ trong 5 năm qua

(Kiến Thức) - Chỉ trong vòng 5 năm, Không quân Ấn Độ (IAF) đã bị rơi 26 máy bay các loại, tương đương với hơn một phi đội; không chỉ máy bay cũ bị rơi mà cả những loại máy bay mới đưa vào sử dụng; vậy đâu là nguyên nhân?

Ngan ngam “thanh tich” roi may bay chien dau cua Khong quan An Do trong 5 nam qua
Ấn Độ là quốc gia có lực lượng không quân lớn thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Nga); trong trang bị của họ, có đủ các loại máy bay của Nga, Mỹ, Anh, Pháp và của cả Ấn Độ sản xuất; nhưng chiếm số lượng lớn nhất là máy bay có nguồn gốc từ Liên Xô (trước kia) và Nga hiện nay. 

Trung Quốc chế nhạo MiG-29, Su-30 Ấn Độ "không có cửa" trước J-10C và J-16

(Kiến Thức) - Không quân Ấn Độ đã đưa ra đề xuất, yêu cầu chính phủ nước này mua gấp 33 máy bay chiến đấu mới từ Nga, bao gồm 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc gia tăng.

Trung Quoc che nhao MiG-29, Su-30 An Do

Theo báo cáo, Nga có thể sẽ giao các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30MKI mà Ấn Độ đặt mua trong vòng một vài tháng. Hiện tại, hai loại máy bay chiến đấu này đã trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới