Biến đổi khí hậu, người dân Nhật không thấy tuyết ở núi Phú Sĩ

Đỉnh núi Phú Sĩ luôn được phủ đầy tuyết trắng từ mua thu cho đến mùa xuân. Tuy nhiên điều này đã biến mất trong năm nay.

Biến đổi khí hậu, người dân Nhật không thấy tuyết ở núi Phú Sĩ
Bien doi khi hau, nguoi dan Nhat khong thay tuyet o nui Phu Si
 Ảnh vệ tinh núi Phú Sĩ vào ngày 1/1/2021 (Ảnh: Gizmodo)
Núi Phú Sĩ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Đỉnh của ngọn núi này luôn được phủ đầy tuyết trắng từ mua thu cho đến mùa xuân hàng năm tuy nhiên điều này đã biến mất trong năm nay. Đây có thể coi là lần tuyết rơi thấp nhất từ trước đến nay tại núi Phú Sĩ. Những trận tuyết đã xuất hiện và bao phủ đỉnh núi vào ngày 28/9/2020, nhưng chúng đã nhanh chóng tan đi khiến người dân nơi đây cảm thấy hụt hẫng. Sau đó, tuyết lại rơi trở lại vào cuối tháng 12 vừa qua.
Trạm quan sát Trái Đất của NASA cho biết, dù cho thời tiết tháng 1/2021 có lạnh hơn cũng khó có thể đảm bảo lớp tuyết phủ sẽ có thể kéo dài. Tuyết tại đỉnh núi Phú Sĩ đã tan biến trong vài ngày vì nhiệt độ cao trên mức đóng băng cộng thêm những tác động của gió. Những hình ảnh từ vệ tinh Landsat-8 cho thấy khí hậu đang thay đổi theo hướng thất thường chưa từng thấy.
Bien doi khi hau, nguoi dan Nhat khong thay tuyet o nui Phu Si-Hinh-2
Hình ảnh núi Phú Sĩ được chụp lại từ vệ tinh vào ngày 29/12/2013 (Ảnh: Gizmodo) 

Hiện tượng La Nina hình thành ở phía đông Thái Bình Dương vào nửa cuối năm 2020. Hình thái khí hậu đặc trưng của hiện tượng này là các vùng nước lạnh hơn bình thường, điều này làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Theo ghi nhận, Nhật Bản thường lạnh hơn bình thường trong những năm có hiện tượng La Nina xuất hiện. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để tuyết rơi và bao phủ các đỉnh núi cao. Tuy nhiên điều bất ngờ là tuyết rơi dày đặc ở bờ phía tây của Nhật Bản trong khi núi Phú Sĩ lại năm ở phía đông, nơi đây hoàn toàn không ghi nhận tình trạng tuyết rơi. Một phân tích từ dữ liệu vệ tinh Terra của NASA cho thấy lượng tuyết phủ trên núi Phú Sĩ vào tháng 12 là thấp nhất trong 20 năm trở lại đây.

Tuy vậy hiện tượng La Nina không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khí hậu tại Nhật Bản. Trên thực tế, hình thái khí hậu tại Nhật Bản luôn có những thay đổi thất thường và khó đoán. Theo ghi nhận vào năm 2019, người ta gần như không thấy tuyết trên đỉnh núi Phú Sĩ cho tới ngày 23/10 đồng nghĩa với việc tuyết đã rơi muộn hơn bình thưởng khoảng 1 tháng.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện thấy thảm thực vật đã leo lên sườn núi Phú Sĩ khoảng 30,5 mét trong suốt 4 thập kỷ qua. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng nhiệt độ thêm 2 độ C vào mùa hè tại đỉnh núi Phú Sĩ. Vì vậy tương lai của núi Phú Sĩ có vẻ sẽ không mấy lạc quan nếu như khí hậu tiếp tục biến đổi một cách bất thường như vậy.

Cơ quan khí tượng Nhật bản dự báo, mặc dù nhiệt độ xuống thấp hơn bình thường có thể sẽ xảy ra tại Nhật Bản trong tháng 3 nhưng tình trạng tuyết rơi ít sẽ vẫn còn tiếp tục.

Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất

(Kiến Thức) - Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím.

Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất
Giat minh khi biet 10 bi an khong ngo toi ve Trai Dat
Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý do tháng hai có 29 ngày vào các năm nhuận.

Tiểu hành tinh sắp lao vào Trái Đất to như Đại Kim tự tháp

(Kiến Thức) - ESA đang nỗ lực hợp tác NASA ngăn chặn tiểu hành tinh Dimorphos hay Didymos - có thể san phẳng một thành phố nếu va chạm với Trái Đất.

Tiểu hành tinh sắp lao vào Trái Đất to như Đại Kim tự tháp
Tieu hanh tinh sap lao vao Trai Dat to nhu Dai Kim tu thap
 Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án mới hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). 

Hiện tượng siêu hiếm: Sao Hỏa tiến gần Trái Đất chưa từng thấy

(Kiến Thức) - Trong suốt tháng 10 này, Hỏa tinh sẽ tỏa sáng trên bầu trời với kích thước lớn nhất có thể thấy được từ Trái Đất trong vòng hai năm nay.

Hiện tượng siêu hiếm: Sao Hỏa tiến gần Trái Đất chưa từng thấy
Hien tuong sieu hiem: Sao Hoa tien gan Trai Dat chua tung thay
Khoảng 15-17 năm, Trái Đất sẽ đến gần Hỏa tinh nhất ở điểm cận nhật hay còn được gọi là điểm gần với Mặt Trời nhất. Ngày 6/10, Hỏa tinh sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất cho đến năm 2035.

Đọc nhiều nhất

Tin mới