Biến bãi rác thành Công viên Vườn rừng Phúc Tân

"Công viên Vườn rừng Phúc Tân" được hình thành từ dự án biến bãi rác thành sân chơi do các tổ chức xã hội phối hợp với các đơn vị chức năng của quận Hoàn Kiếm triển khai.

Thật khó tưởng tượng được rằng cách đây khoảng bốn tháng, nơi đây còn là điểm tập kết phế thải của khu dân cư trong nhiều năm, khối lượng rác rất lớn. Để có không gian sạch làm sân chơi trong vòng một tháng, cộng đồng dân cư đã chung tay dọn dẹp rác thải, trồng cây kiến tạo sân chơi rộng rãi với đầy đủ thiết bị vui chơi thể thao cho cư dân ở khu vực. Cứ sau giờ tan học, em Quách Yến Linh cùng nhiều trẻ em ở tổ dân phố số 1 phường Phúc Tân, lại rủ nhau ra sân chơi để thư giãn.
Bien bai rac thanh Cong vien Vuon rung Phuc Tan

Sân chơi rộng rãi với đầy đủ thiết bị vui chơi thể thao cho cư dân. 

Em Quách Yến Linh, cư dân tổ dân phố số 1 phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Con rất thích không gian nơi đây. Con hay ra chơi với các bạn con. Con mong muốn có thêm nhiều thiết bị vui chơi."

Trên diện tích 1000m2, sân chơi bao gồm các hạng mục như khu xích đu sân bóng rổ, bãi cát vườn hoa, đường tiếp cận xe lăn. Tâm điểm của không gian này là thiết kế bằng gỗ mang hình dáng một con rồng lớn vươn mình bay lên được gọi là hệ chơi hình rồng. Hình tượng rồng này được đặt trọn trong vị trí gần với cây cầu Long Biên, tạo một bối cảnh rất đẹp mắt và ý nghĩa về cây cầu nổi tiếng của Hà Nội. Đây là thiết kế chủ đạo của sân chơi, vừa là nơi để trẻ em chơi các trò vận động, đồng thời giúp các em hiểu thêm và trân trọng lịch sử văn hoá bồi đắp tình yêu đối với nơi mình sinh sống.

Bien bai rac thanh Cong vien Vuon rung Phuc Tan-Hinh-2

Tâm điểm của không gian là thiết kế bằng gỗ mang hình dáng một con rồng lớn vươn mình bay lên được.

Công viên vườn rừng Phúc Tân thể hiện tính nhân văn là thông điệp xuyên suốt ở dự án này lấy con người làm trung tâm. Công trình này cũng hướng tới bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của người dân. Đó là chỉ sử dụng vật liệu tự nhiên thân thiện và các loại vật liệu tái chế, nhằm bảo vệ môi trường.

Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, với một cái cách tiếp cận từ cộng đồng, người dân được tham gia từ việc xây dựng ý tưởng rồi trực tiếp tham gia triển khai cùng với các chuyên gia rồi cùng thợ thi công. Ông chia sẻ: "Chúng ta khẳng định rằng là trước tiên xây dựng sự gắn kết của bà con đối với địa phương, hai nữa là qua đây người dân sẽ thay đổi ý thức hơn trong bảo vệ môi trường mà họ đang cư trú."

Bien bai rac thanh Cong vien Vuon rung Phuc Tan-Hinh-3

Tính nhân văn của dự án 'Sân chơi Công viên Vườn rừng Phúc Tân'.

Sau giai đoạn một của không gian vườn rừng Phúc Tân, UBND phường Phúc Tân và Quận Hoàn Kiếm đã có kế hoạch mở rộng thêm 6000m2 đến phần tiếp giáp địa bàn phường Chương Dương, nhằm hoàn thiện không gian tổng thể của công viên, vườn rừng tại bờ sông Hồng,

Dự án vừa góp phần chống lấn chiếm hệ thống sông hồ, vừa tạo thêm điểm vui chơi không gian công cộng cho người dân, đồng thời khai thác các hoạt động văn hoá du lịch ven sông Hồng, ngay khu vực trung tâm Thành phố.

Nghìn tấn rác đốt giữa đường do 'tắc' bãi rác

Hàng nghìn tấn rác bị ùn ứ tại đường liên xã giữa quận Hà Đông và huyện Thanh Oai do bãi rác Xuân Sơn dừng tiếp nhận rác đã được đơn vị vận chuyển xử lý, hiện chỉ còn khoảng 200 tấn tại bãi rác tạm này.

Nghìn tấn rác đốt giữa đường do 'tắc' bãi rác

Nghin tan rac dot giua duong do 'tac' bai rac

Thời điểm rác chất đống, đốt rác liên tục tại bãi rác tạm tại đường liên xã. Ảnh: Kiên Trung

Những ngày đầu tháng 12/2022, tại trục đường liên xã mới được xây dựng tại nằm giáp ranh địa bàn phường Đồng Mai (quận Hà Đông) và xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai) liên tục xuất hiện tình trạng ùn ứ rác thải. Có thời điểm, bãi rác này chứa đến cả nghìn tấn.

Nhức nhối bãi rác thải đổ trộm chất thành "núi" giữa Thủ đô

Một bãi rác tự phát khổng lồ nằm trên địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chất cao như "núi", bốc mùi hôi thối  khó ngửi, tra tấn cuộc sống của người dân quanh đây.

Nhức nhối bãi rác thải đổ trộm chất thành "núi" giữa Thủ đô

Theo ghi nhận của PV, bãi rác tự phát này nằm tại khu vực Nguyễn Xiển - Xa La (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) rộng hàng trăm mét, được chất cao hơn 10m. Bãi rác chủ yếu là rác thải xây dựng, phế thải từ quá trình phá dỡ, thi công dự án, nhà cửa...

Người dân sinh hoạt tại khu vực trên cho biết, bãi rác đã tồn tại từ đầu năm 2022, bốc mùi hôi thối, nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Đặc biệt những ngày mưa, mùi cực kỳ khó chịu, nước rác đen kịt ô nhiễm chảy lan ra khu vực xung quanh. Tình trạng đốt rác thường xuyên xảy ra ở khu vực trên, khói bốc lên mù mịt khiến môi trường bị ô nhiễm.

Cây xoài nhặt từ bãi rác, sau 10 năm thành quả ai cũng thèm

Cây xoài có sức sống mãnh liệt này dù nó được nhặt ở bãi rác nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, gây sốt MXH.

Cây xoài nhặt từ bãi rác, sau 10 năm thành quả ai cũng thèm
Cay xoai nhat tu bai rac, sau 10 nam thanh qua ai cung them
 Một trong những dấu hiệu báo mùa hè đến là hàng loạt cây xoài mọc sum xuê quả. Vậy nên mới đây bài đăng của một thanh niên khoe cây xoài nhặt từ bãi rác, có sức sống mãnh liệt sau 10 năm đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.