Bidiphar muốn thoái toàn bộ vốn tại Biotan dù không có lợi nhuận

(Vietnamdaily) - CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) vừa thông qua chủ trường thoái vốn đầu tư bằng giá vốn mà không có được lợi nhuận.

Theo đó, Bidiphar sẽ thoái toàn bộ 405.000 cổ phiếu tại CTCP khoáng sản Biotan (Biotan), tương ứng với 13,5% vốn với giá chuyển nhượng 13 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, Bidiphar sẽ không sở hữu cổ phần nào của Biotan.

Được biết, tính tới 30/9, Bidiphar đang ghi nhận giá vốn là 12,9 tỷ đồng, như vậy nếu giao dịch thành công gần như việc thoái vốn bằng với giá gốc và không có lợi nhuận.

Trong quý 4 này, Bidiphar dự kiến hoàn thành Dự án đầu tư Nhà máy thuốc điều trị ưng thư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 280 tỷ đồng.

Theo kế hoạch ban đầu, thời gian hoàn thành thẩm định nhà máy và đưa vào vận hành sản xuất là tháng 3/2020 đối với dây chuyền thuốc tiêm và tháng 6/2020 đối với dây chuyền thuốc viên.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nhà máy dự kiến lùi thời gian hoàn thành đến cuối quý 4/2020.

Bidiphar muon thoai toan bo von tai Biotan du khong co loi nhuan
 

Ngoài việc Nhà máy thuốc ung thư chậm tiến độ chưa mang lại doanh thu, giá nguyên vật liệu tăng và diễn biến thị trường khó lường, trong khi Bidiphar cung ứng chính theo thầu bệnh viện với sản lượng không ổ định và giá cố định. Do đó, rủi ro cao, hiệu quả từng dòng sản phẩm bị ảnh hưởng lớn.

Bidiphar hiện cũng đang thực hiện lộ trình nới rộng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room), theo đó Công ty cũng không phân phối hàng cho bên thứ ba nên cũng bị giảm một số mục hàng kinh doanh, dẫn đến doanh thu bị giảm.

Trong 9 tháng đầu, Bidiphar ghi nhận doanh thu đạt 910 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 130 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 23% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 24,6% lên thành 40,4% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 12,2% lên 14,2%.

Được biết, trong năm 2020 Bidiphar đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 190 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm Công ty mới hoàn thành được 83% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Cổ phiếu dược bấp bênh trong dịch corona, kinh doanh 2019 không khởi sắc

(Vietnamdaily) - Trong cơn dịch bệnh từ virus corona, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục suy giảm thì nhóm cổ phiếu ngành dược nổi lên là điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đã đổ đèo, chìm trong sắc đỏ trong phiên 5 và 6/2.
 

Việc tăng giá cổ phiếu ngành dược có thể bắt nguồn từ tâm lý của nhà đầu tư chớ không xem xét về vấn đề kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành báo lãi giảm, còn một số doanh nghiệp khác báo lãi tăng nhưng không quá bứt phá.

Hàng loạt doanh nghiệp dược báo lãi giảm

Có hay không việc tăng vốn ngoại tại Imexpharm và Bidiphar?

Tin đồn về việc một tập đoàn đa ngành của Hàn Quốc quyết định “chọn bên này, bỏ bên kia” sau thời gian tìm hiểu đầu tư vào CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) và CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) đã phản ánh vào diễn biến giá của hai cổ phiếu.

Thực - hư tin đồn

Gần đây, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu DBD tăng đến từ thông tin Công ty chuẩn bị nới room sở hữu nước ngoài lên 100%, mở đường cho đối tác ngoại tham gia sâu vào Công ty, nhưng trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu có diễn biến giảm. 

Tin mới