Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Phát triển Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt”

Bí thư Thảnh ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Phát triển Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt”
Ngày 22/6, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu, giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Bi thu Thanh uy Ha Noi: “Phat trien Thu do la nhiem vu chinh tri quan trong dac biet”
 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong từng giai đoạn, Thủ đô Hà Nội đều được Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu phải xây dựng và phát triển thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế.
Nhằm phát huy tối đa vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của Hà Nội, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô. Mới đây nhất, thay mặt Bộ Chính trị khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 15). Điều đó đã nói lên sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các cấp, các ngành và mong muốn của nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, kết cấu của Nghị quyết gồm 4 phần. Trong đó, về quan điểm, mục tiêu, khác với Nghị quyết số 11-NQ/TƯ trước đây, tại Nghị quyết 15, Bộ Chính trị đã nêu rõ 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn với nhiều điểm mới để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trong trung và dài hạn.
Cụ thể, Bộ Chính trị nêu rõ quan điểm thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế; xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Nghị quyết cũng nêu rõ, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Một điểm mới nữa trong Nghị quyết phát triển Thủ đô Hà Nội lần này là việc Bộ Chính trị không chỉ xác định mục tiêu phát triển đến năm 2030 mà còn định hướng phát triển đến năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Theo đó, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn câu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết 15 đã đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện và có nhiều điểm mới so với các nghị quyết về phát triển Thủ đô trước đó, như: Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển Thủ đô của nhân dân Hà Nội và cả nước; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để xây dựng và phát triển Thủ đô; phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô; hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới...
Nêu chi tiết từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, trong nhiệm vụ, giải pháp về “Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", nét rất mới của nghị quyết lần này là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô và yêu cầu cần phải khơi dậy, phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng anh hùng, ngàn năm văn hiến và ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội.
Đối với nhiệm vụ, giải pháp về “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường”, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, một trong nội dung quan trọng là phải nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, thực hiện hiệu quả việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi nội thành; ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội...
Bên cạnh đó, nghị quyết còn xác định rõ nhiệm vụ phải sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô; đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng…
“Thủ đô Hà Nội hy vọng với truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn và khơi dậy khát vọng phát triển của thành phố; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trung ương; sự ủng hộ, hợp tác của các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế, Hà Nội sẽ thực hiện hiệu quả, hiện thực hóa các mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 15, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát người ra đường

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các cấp ở quận, huyện, phường, xã... phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, làm chặt chẽ hơn việc quản lý người ra đường, giảm tối đa lượng người ra đường, lấy dân làm trung tâm.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát người ra đường
Cảnh báo xâm nhập dịch bệnh trong cộng đồng rất khó lường
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phân tích, đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn rất nhiều các đợt bùng phát dịch trước đây do nguy cơ phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng còn lớn.
Bi thu Thanh uy Ha Noi yeu cau tang cuong kiem soat nguoi ra duong

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại phố Ngọc Hà (P.Đội Cấn, Q.Ba Đình). Ảnh: Báo Thanh niên.

Những ca bệnh, chùm ca bệnh mới phát sinh những ngày gần đây cho thấy còn không ít sơ hở trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội. Điều này cho thấy, việc kiểm soát dịch bệnh ở các địa bàn đông dân cư chưa vững chắc.
Các ca dương tính với SARS-CoV-2 còn được phát hiện tại các khu chợ dân sinh, siêu thị, mới đây nhất là chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình). Lái xe “luồng xanh”, lái xe cấp cứu 115 cũng đã ghi nhận dương tính, cảnh báo một kiểu xâm nhập dịch bệnh vào cộng đồng rất khó lường. Các ca bệnh còn được phát hiện ở trường hợp F0, F1 sau khi điều trị, cách ly tập trung được cho về nhà...
Bi thu Thanh uy Ha Noi yeu cau tang cuong kiem soat nguoi ra duong-Hinh-2

Người dân chờ lấy mẫu tại điểm Trường tiểu học Phan Chu Chinh.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nêu rõ: “Thực tế hiện nay cùng với tình hình dịch bệnh ở các địa phương trên cả nước vẫn rất phức tạp đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô tiếp tục giữ vững ý chí chiến đấu, quyết tâm, kiên trì thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả”
Hà Nội sẽ xét nghiệm đợt cao điểm từ 27/8 đến 4/9, dựa trên kết quả này thành phố sẽ lựa chọn 1 trong 2 kịch bản sau ngày 6/9: phong toả các quận nguy cơ cao hoặc toàn thành phố.

Xây dựng mô hình “Gia đình an toàn COVID-19”

Đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn trên toàn thành phố phải chủ động lên kế hoạch đánh giá các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ tạm... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động; tổ chức kiểm soát dịch chặt chẽ từ “gốc” tới từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình. 

Toàn thành phố tổ chức triển khai mô hình “Gia đình an toàn COVID-19”, yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không ra đường khi không có việc cần thiết; hiện thực hóa phương châm “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch”.

Thực tế, nhiều gia đình luôn thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn rất chủ quan về dịch bệnh. Trên các tuyến đường Hà Nội, lượng người ra đường vẫn đông. Nhiều người ra đường với lý do không chính đáng, trong khi lực lượng chức năng đang ngày đêm gồng mình chống dịch. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức người dân, trước hết, đảm bảo an toàn cho các gia đình được nhiều quận, huyện trên, thị xã địa đang tích cực thực hiện.

Bi thu Thanh uy Ha Noi yeu cau tang cuong kiem soat nguoi ra duong-Hinh-3
Công an phường Thanh Xuân Bắc gọi loa, nhắc nhở người dân thực hiện công tác phòng, chống dịch trong khu vực cách ly. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Giảm tối đa lượng người ra đường, lấy dân làm trung tâm

Bí thư Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ chen lấn khi đi tiêm vắc xin

Trước thông tin về tình trạng chen lấn, tập trung đông người tại Trường Tiểu học Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu kiểm tra làm rõ trách nhiệm lãnh đạo phường.

Bí thư Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ chen lấn khi đi tiêm vắc xin
Bi thu Ha Noi yeu cau lam ro trach nhiem vu chen lan khi di tiem vac xin
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Viết Thành

Những dấu ấn ông Hoàng Trung Hải trước khi nghỉ hưu

Ông Hoàng Trung Hải nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa nhận quyết định nghỉ hưu. Cùng nhìn lại dấu ấn trong sự nghiệp của ông Hải.

Những dấu ấn ông Hoàng Trung Hải trước khi nghỉ hưu
Nhung dau an ong Hoang Trung Hai truoc khi nghi huu

Ngày 27/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và trao quyết định nghỉ chế độ cho ông Hoàng Trung Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)

 
Nhung dau an ong Hoang Trung Hai truoc khi nghi huu-Hinh-2

Ông Hoàng Trung Hải sinh ngày 27/9/1959, quê quán Thái Bình, có trình độ thạc sỹ. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội khóa VIII, XI, XIII. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.