Bí thư Thăng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

Chiều 17/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.
 

Bí thư Thăng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
Trong 42 ứng viên được các cơ quan, đơn vị giới thiệu đáng chú ý có Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, Luật sư Trương Trọng Nghĩa... Ngoài ra, còn có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bi thu Thang duoc gioi thieu ung cu dai bieu Quoc hoi
Ông Đinh La Thăng.
Ông Đinh La Thăng sinh năm 1960, quê quán tỉnh Nam Định, học vị tiến sĩ Kinh tế, Ủy viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII. Từ tháng 2/2016 ông đã nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công nhận nhiệm vụ Bí Thư Thànhh ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Tuy chỉ mới làm việc tại TPHCM chưa lâu nhưng ý kiến nơi công tác đánh giá ông Đinh La Thăng là có phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, lắng nghe ý kiến của nhân dân, lại trưởng thành từ cơ sở, có nhiều kinh nghiệm, đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
Trong 48 người tự ứng cử đại biểu quốc hội, đáng chú ý có ông Lâm Thiếu Quân- hiện đang là đại biểu HĐND TP khóa VIII. Ông Quân sinh năm 1963, là cử nhân kinh tế, kỹ sư thủy lợi, thạc sĩ quản lý công nghệ thông tin. Ông hiện đang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong và cũng là người rất được đánh cao trong vai trò Đại biểu HĐND với những phát biểu sâu sắc cũng như luôn mạnh dạn phản ánh được nhiều ý kiến cử tri trong nhiệm kỳ qua.
Bên cạnh đó còn có ông Hoàng Hữu Phước, hiện đang là đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ông Phước sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Doanh thương Mỹ Á. Cách đây 5 năm, ông Phước cũng đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đã trúng cử.
Bi thu Thang duoc gioi thieu ung cu dai bieu Quoc hoi-Hinh-2
Ông Hoàng Hữu Phước.
Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Sài Gòn, hiện là đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ông Tâm sinh năm 1964, là kỹ sư hàng hải, cử nhân Quản trị kinh doanh, cử nhân luật. Ông Tâm cũng nộp đơn tự ứng cử nhiệm kỳ mới.
Ngoài ra, có một số gương mặt tự ứng cử đáng chú ý như TS Nguyễn Bách Phúc- Viện trưởng Viện điện – điện tử - tin học TP.HCM, ông Võ Văn Thôn- Nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp, diễn viên Lê Đình Hùng (thường hay gọi là Hùng Cửu Long), diễn viên – Ca sĩ tự do Lâm Ngân Mai.
Các đại biểu có mặt đã nhất trí, hội nghị hiệp thương lần thứ hai của TP.HCM đã thông qua danh sách sơ bộ 90 người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và BTC sẽ lấy ý kiến góp ý của ứng viên tại nơi làm việc cũng như tại nơi cư trú để tiếp tục cho Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 nhằm chốt danh sách chính thức ứng viên bầu chọn Đại biểu Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4

Hội nghị Trung ương 2 khoá XII, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4
Tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa bế mạc chiều 12/3, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII (dự kiến khai mạc vào 21/3) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời, Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước. Theo dự kiến chương trình Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIII vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (4-16/4) xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước. Theo danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII được phân công công tác sau Đại hội XII, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, đã có 7 người nhận trọng trách mới: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. 11 Uỷ viên Bộ chính trị còn lại sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ. Đó là: Ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình (Chánh án TANDTC). Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội như thế nào? Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài danh sách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4-Hinh-2
Quốc hội sẽ biểu quyết bằng bỏ phiếu kín bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước. 
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử. Điều 29 của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp./.  Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định:

Bí thư Thăng: “Không ai cần cán bộ chỉ biết thuộc bài, giỏi nói suông”

Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đảng Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh vai trò của cán bộ.

Bí thư Thăng: “Không ai cần cán bộ chỉ biết thuộc bài, giỏi nói suông”
Học viện Cán bộ TPHCM xuất thân từ Trường Đảng khu ủy Sài Gòn – Gia Định do Thường vụ Khu ủy thành lập vào tháng 6/1965 tại căn cứ Hố Bò (Phú Mỹ Hưng, Củ Chi) nhằm bồi dưỡng cán bộ về đường lối, nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam và các Nghị quyết của Đảng.

Thảm sát Bình Phước: 10.000 người ký tên xin giảm án cho Tiến

Khoảng 10.000 người dân trên cả nước đã ký vào đơn xin giảm án cho bị cáo Vũ Văn Tiến trong vụ án thảm sát Bình Phước.

Thảm sát Bình Phước: 10.000 người ký tên xin giảm án cho Tiến
Sáng 16/3, cha mẹ bị cáo Vũ Văn Tiến (bị can trong vụ án thảm sát Bình Phước) là bà Vũ Thị Thi và ông Vũ Duy Hiền đã gặp luật sư Lê Văn Nam (người nhận lời bào chữa miễn phí cho Tiến) để trao đổi về phiên xử phúc thẩm sắp tới.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới