Bí thư Nhân: Không thể chấp nhận băng nhóm giang hồ lộng hành

"Nhóm côn đồ cùng mặc áo cam thể hiện hoạt động có tổ chức. Có chính quyền, có đảng bộ mà để lộng hành như thế là không chấp nhận được", Bí thư TP.HCM chia sẻ với Zing.

Bí thư Nhân: Không thể chấp nhận băng nhóm giang hồ lộng hành
Vụ việc nhóm côn đồ khoảng 200 người cùng mặc áo cam kéo đến đập phá quán ốc tại phường An Lạc A khiến người dân TP.HCM lo lắng hơn trước thực trạng các băng nhóm tội phạm hoạt động ngày càng manh động, ngang nhiên.
Trao đổi với Zing bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhiều lần nhắc đến cụm từ “phải xử lý quyết liệt, dứt điểm”.
Tập trung xử lý nhóm cầm đầu
Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết khi nắm bắt thông tin về vụ việc nhóm giang hồ gây án, Thành ủy đã lập tức lên tiếng, chỉ đạo Công an và UBND thành phố khẩn trương làm rõ, xử lý dứt điểm. Bởi vậy, chỉ sau 2 ngày, công an đã khởi tố hình sự vụ án, tạm giữ một số người liên quan.
“Quan điểm của thành phố trong vụ này là phải làm quyết liệt và sẽ thông báo kết quả trước 30/6. Khi đó, Công an thành phố phải báo cáo Thường trực Thành ủy xem vụ việc đã được xử lý đến đâu. Tinh thần là chỗ nào rõ thì xử lý trước chứ không chờ tất cả xong mới xử lý”, ông Nhân nói.
Bi thu Nhan: Khong the chap nhan bang nhom giang ho long hanh
 Bí thư TP.HCM nhấn mạnh một thành phố có chính quyền, có đảng bộ, không thể để băng nhóm tội phạm lộng hành như vừa qua. Ảnh: Quang Huy.
Đặc biệt, ông nhắc tới và yêu cầu làm rõ chi tiết nhóm côn đồ cùng mặc áo cam - đây là việc không thể chấp nhận được, bởi nó thể hiện hoạt động này là hoạt động có tổ chức.
“Có chính quyền, có đảng bộ mà để lộng hành như thế là không được”, ông Nhân một lần nữa nhắc lại thái độ cương quyết của thành phố.

"Có chính quyền, có đảng bộ mà để băng nhóm giang hồ lộng hành như thế là không thể chấp nhận được", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân

Để nói về bài học trong xử lý những vụ việc tương tự, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nhắc lại vụ một nhóm người gây rối, lộng hành tại trạm BOT An Lạc - An Sương cách đây 2 năm, vào khoảng tháng 1/2018. Khi đó, thành phố cũng chỉ đạo rất quyết liệt, vào cuộc mạnh mẽ nên chỉ trong 1 tháng, tình trạng này chấm dứt và không có tái phạm.
“Kinh nghiệm là khi một việc quận làm không dứt thì thành phố phải vào cuộc, chắc chắn sẽ xử lý được”, ông Nhân nói.
Bài học được người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh là phải có thái độ cương quyết, phát huy sức mạnh hệ thống, chọn khâu đột phá để giải quyết.
“Ví dụ băng nhóm tội phạm đông người nhưng chắc chắn số lượng cầm đầu ít, tập trung xử lý nhóm cầm đầu, còn lại cũng chỉ là những người bị lôi kéo với mức độ khác nhau”, Bí thư Nhân nói.
Cần nắm bắt sớm, ngăn chặn kịp thời
Trong khi đó, ông Ngô Minh Châu, Phó chủ tịch TP.HCM, nguyên Phó giám đốc Công an thành phố, cho rằng TP.HCM đã có nhiều giải pháp để giải quyết, xử lý tình trạng băng nhóm tội phạm lộng hành.
Song lần này, thành phố tính tới việc tập trung vào giải pháp áp dụng công nghệ thông tin, khi có vụ việc xảy ra sẽ dùng tín hiệu để thông tin một loạt tới những đơn vị liên quan, tạo sự lan tỏa.
Bi thu Nhan: Khong the chap nhan bang nhom giang ho long hanh-Hinh-2
 Hình ảnh băng nhóm tội phạm mặc áo cam với khoảng 200 người kéo đến đập phá đồ đạc ở một quán ốc trên địa bàn TP.HCM vừa qua.
Theo ông, giải pháp này sẽ giúp quản lý tốt, phát hiện và ngăn chặn sớm việc các băng nhóm tội phạm ngang nhiên lộng hành.
“Cục An ninh mạng sẽ phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông, nắm bắt nhanh các vụ việc, khi có thông tin là phối hợp xử lý, ngăn chặn ngay. Ngăn chặn sớm thì mới không hình thành các vụ việc phức tạp, bởi những vụ này thường hình thành rất nhanh nên cần giải quyết ngay lập tức”, ông Châu nói.
Chia sẻ về cái khó của công an và lực lượng chức năng, ông Châu nói đó là những vụ việc này thường hình thành ngay lập tức, diễn ra nhanh và gây hậu quả cũng rất nhanh chóng. Đây là cái khó không chỉ của Việt Nam. Như ở nhiều nước, các vụ gây rối xảy ra xong mới thấy xe cảnh sát chạy tới là chuyện thường xuyên.
"Ngăn chặn sớm các băng nhóm tội phạm lộng hành thì mới không hình thành các vụ việc phức tạp", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu
“Nó là diễn biến rất tự nhiên, ví dụ 2 người xảy ra mâu thuẫn, thách đố, nhắn tin xong là cả một nhóm có thể chạy đến giải quyết ngay lập tức”, ông Châu dẫn chứng.
Không để một bộ phận làm loạn xã hội
Phân tích dưới góc độ tội phạm học, thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, nhìn nhận hiện có tình trạng xuất nhiều băng nhóm tội phạm, đặc biệt là tội phạm trẻ, hoạt động manh động với hàng chục, thậm chí hàng trăm đối tượng tham gia.
Việc này, theo ông Cầu, trước hết xuất phát từ đạo đức xã hội mà trước đây ông từng nhiều lần cảnh báo. “Khi đạo đức xã hội thay đổi, xuống cấp thì bắt đầu có tình trạng hành xử theo kiểu luật rừng”, ông nói.
Tướng công an phân tích về 2 cách đấu tranh, một là dùng pháp luật, hai là dùng vũ lực. Và cách dùng bằng vũ lực chỉ hợp với những đối tượng không có giáo dục.
Từ đó, Giám đốc Công an Nghệ An đề nghị phải quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội. Nếu để tình trạng nhóm giang hồ hoạt động như vụ ở TP.HCM vừa qua, tính nghiêm minh của pháp luật bị coi thường.
Bi thu Nhan: Khong the chap nhan bang nhom giang ho long hanh-Hinh-3
 Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An. Ảnh: Hải Quân.
Với trường hợp đó, ông cho rằng phải trấn áp một cách kịp thời, không thể để một bộ phận làm loạn xã hội.
Nhưng để trấn áp có hiệu quả, ngoài lực lượng chức năng mạnh, thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nhấn mạnh cần sự đồng thuận của nhân dân. Khi người dân thấy các hành vi đó cần phải lên án. Việc này là cơ sở, và cũng tạo động lực, chỗ dựa cho cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện cho lực lượng công an tấn công các loại tội phạm, lập lại trật tự.
Nhìn nhận việc trấn áp các băng nhóm tội phạm không khó, song ông Cầu thừa nhận cái khó ở chỗ kịp thời nắm bắt thông tin.

"Vụ việc kéo hàng trăm người đi thì tôi cho rằng không phải là bột phát", Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu

“Nếu biết cả một băng nhóm gây án thì chắc chắn phải ra lệnh trấn áp ngay, nhưng vì thông tin đến lực lượng công an chậm, dẫn đến ứng xử chậm nên để lại hậu quả. Còn hành vi này không ai dung thứ”, tướng Cầu nhấn mạnh.
Đề cập đến trách nhiệm của lực lượng công an và chính quyền địa phương, ông Cầu cho rằng phải nắm tình hình, quản lý tốt tại địa bàn dân cư.
Ngay tại cơ sở khi xảy ra vụ việc, nếu phát hiện sớm hơn, tổ chức ngăn chặn sớm thì có thể hậu quả không xảy ra, hoặc có xảy ra thì cũng giảm thiểu đi rất nhiều.
Song việc phát hiện chậm, theo tướng Cầu, không phải vì không sâu sát, mà vì có những vụ việc chỉ bột phát là xảy ra. “Nhưng với vụ việc kéo hàng trăm người đi thì tôi cho rằng không phải là bột phát”, ông nói thêm.

Tối 5/6, khoảng 200 thanh niên đi xe máy, mặc áo cam, đến trước quán ốc ở phường An Lạc A (quận Bình Tân, TP.HCM) chửi bới. Sau đó, một số người trong nhóm này cầm dao tự chế, 3 chĩa, xông vào quán đập phá bàn ghế và gây thương tích cho một người đàn ông 30 tuổi.

Sau khi gây án, nhóm người trên lên xe rời đi theo hướng về phường Bình Trị Đông B.

Qua điều tra ban đầu, công an xác định nguyên nhân vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, 2 nhóm người đã huy động lực lượng, hẹn nhau giải quyết.

Để phân biệt 2 phe, một nhóm mặc áo cam, mang hung khí đến quán ốc ở quận Bình Tân. Tuy nhiên, họ không gặp được người cần tìm nên đã đập phá quán nhậu, đánh một người 30 tuổi bị thương.

2 ngày sau, Công an TP.HCM khởi tố hình sự vụ án, đồng thời tạm giữ 15 người liên quan.

Đến 9/6, nghi phạm có vai trò cầm đầu vụ này đã sa lưới. Người này bị bắt khi lẩn trốn tại Ninh Thuận và được di lý về TP.HCM để phục vụ điều tra.

Hành trình tóm băng nhóm lừa đảo người Iran của đặc nhiệm Việt Nam

Ròng rã bảy ngày đêm, 30 đặc nhiệm thay phiên bám theo nhóm người Iran và nhiều lúc bị nhóm này cho “leo cây”.

Hành trình tóm băng nhóm lừa đảo người Iran của đặc nhiệm Việt Nam
Ngày 10/1, các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm (Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM) quyết định bắt giữ Hosseinpour Fathehsari và Alireza Jabrari (quốc tịch Iran) khi hai người này làm “ảo thuật” lấy tiền của một chị bán hàng tạp hóa. Sau đó các đặc nhiệm tiếp tục truy bắt sáu người của băng nhóm người Iran, kết thúc bảy ngày đêm theo dấu.

Tình tiết mới vụ Giang 36 vây xe công an ở Đồng Nai

Ngoài việc điều tra hành vi gây rối, công an tiếp tục làm rõ dấu hiệu trốn thuế và tranh giành, lấn chiếm đất công, cưỡng đoạt tài sản của băng nhóm Giang 36.

Tình tiết mới vụ Giang 36 vây xe công an ở Đồng Nai
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và chỉ đạo của tỉnh, Công an tỉnh Đồng Nai đã làm rõ vụ gây rối trật tự công cộng của băng nhóm Giang 36 xảy ra ngày 12/6 tại xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa).

Ai đã “ngậm kẹo”, bảo kê cho Đường “Nhuệ“?

Chỉ riêng việc tìm không ra đối tượng đánh người đến vỡ xương quai hàm, ngay tại trụ sở công an phường đã tự nó nói lên sự bất bình thường. Việc phục hồi điều tra vụ án, vì thế, không thể chỉ để tìm ra việc làm trái, tìm thấy cái sai mà còn phải trả lời cho dư luận câu hỏi: Ai đã bảo kê cho Đường “Nhuệ”.

Ai đã “ngậm kẹo”, bảo kê cho Đường “Nhuệ“?
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình ngày hôm qua đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 18/11/2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm (TP Thái Bình).
Nạn nhân M.T.D kể lại: “Hôm đó khoảng 7h30, tôi đang ngồi trình báo thì Đường Nhuệ bước vào phòng. Anh công an phường ra ngoài, nói đi giao ban. Đường cho đàn em đóng cửa rồi đánh 2 mẹ con tôi. Đánh tới mức răng tôi lạo xạo ở quai hàm...

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.