Bí mật lịch sử cực bất ngờ của chùa Chân Tiên ở Hà Nội

Bí mật lịch sử cực bất ngờ của chùa Chân Tiên ở Hà Nội

Tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại của đất Thăng Long - Hà Nội...

Nằm ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,  chùa Chân Tiên (tên chữ là Phúc Lâm tự) là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và gắn liền với những thăng trầm của kinh thành Thăng Long.
Nằm ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Chân Tiên (tên chữ là Phúc Lâm tự) là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và gắn liền với những thăng trầm của kinh thành Thăng Long.
Theo bài viết của TS Hoàng Anh Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học tháng 7/2021, tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại nhờ quy mô to lớn và ngọn tháp Báo Thiên được liệt vào An Nam tứ đại khí.
Theo bài viết của TS Hoàng Anh Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học tháng 7/2021, tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại nhờ quy mô to lớn và ngọn tháp Báo Thiên được liệt vào An Nam tứ đại khí.
Do biến động lịch sử mà chùa đã hai lần di dời. Lần đầu chùa chuyển về thôn Phụ Khánh, tổng Tiền Nghiêm (khoảng phố Thợ Nhuộm – Lý Thường Kiệt ngày nay), sau một trận hỏa hoạn lớn. Kể từ đó chùa Báo Thiên xưa bị bỏ hoang, sau này bị người Pháp phá dỡ để xây nhà thờ Lớn.
Do biến động lịch sử mà chùa đã hai lần di dời. Lần đầu chùa chuyển về thôn Phụ Khánh, tổng Tiền Nghiêm (khoảng phố Thợ Nhuộm – Lý Thường Kiệt ngày nay), sau một trận hỏa hoạn lớn. Kể từ đó chùa Báo Thiên xưa bị bỏ hoang, sau này bị người Pháp phá dỡ để xây nhà thờ Lớn.
Đến cuối thế kỷ 19, khi lấy đất xây Toà án và trại giam Hỏa Lò, người Pháp đã chuyển chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh về cùng một vị trí ở đất làng Thể Giao (tức Thái Giao) cũng thuộc tổng Tiền Nghiêm cũ, tức vị trí hiện tại.
Đến cuối thế kỷ 19, khi lấy đất xây Toà án và trại giam Hỏa Lò, người Pháp đã chuyển chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh về cùng một vị trí ở đất làng Thể Giao (tức Thái Giao) cũng thuộc tổng Tiền Nghiêm cũ, tức vị trí hiện tại.
Theo một bài viết trên báo Hà Nội Mới, sau khi di dời chùa được đổi tên là Chân Tiên nhằm ghi nhớ nguồn gốc từ hai thôn Tiên Thị và Chân Cầm, nơi ngôi chùa Báo Thiên xưa được lập.
Theo một bài viết trên báo Hà Nội Mới, sau khi di dời chùa được đổi tên là Chân Tiên nhằm ghi nhớ nguồn gốc từ hai thôn Tiên Thị và Chân Cầm, nơi ngôi chùa Báo Thiên xưa được lập.
Ngày nay chùa Chân Tiên vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính, có từ sau lần di dời thứ hai. Tam quan của chùa hướng ra phố Bà Triệu, được xây hai tầng khá bề thế, tầng trên có có gác chuông.
Ngày nay chùa Chân Tiên vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính, có từ sau lần di dời thứ hai. Tam quan của chùa hướng ra phố Bà Triệu, được xây hai tầng khá bề thế, tầng trên có có gác chuông.
Từ tam quan đi thẳng vào sẽ là khu chính điện với quy mô khá lớn và rộng, được xây 5 gian, là nơi thờ các vị chư Phật. Sau chính điện có nhà thờ Mẫu và thờ Tổ.
Từ tam quan đi thẳng vào sẽ là khu chính điện với quy mô khá lớn và rộng, được xây 5 gian, là nơi thờ các vị chư Phật. Sau chính điện có nhà thờ Mẫu và thờ Tổ.
Phía bên trái chính điện có đình Phụ Khánh, ngôi đình cổ được di dời cùng chùa về đây vào thời Pháp thuộc.
Phía bên trái chính điện có đình Phụ Khánh, ngôi đình cổ được di dời cùng chùa về đây vào thời Pháp thuộc.
Khu tháp mộ của chùa nằm bên phải chính điện.
Khu tháp mộ của chùa nằm bên phải chính điện.
Chùa Chân Tiên còn lưu giữ được một hệ thống tượng Phật và tượng Mẫu da dạng, một số tượng có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, được tạo tác rất tinh xảo.
Chùa Chân Tiên còn lưu giữ được một hệ thống tượng Phật và tượng Mẫu da dạng, một số tượng có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, được tạo tác rất tinh xảo.
Nằm ở vị trí đắc địa trên một con phố huyết mạch của Hà Nội, chùa đón tiếp khá đông du khách thập phương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ truyền thống quan trọng khác.
Nằm ở vị trí đắc địa trên một con phố huyết mạch của Hà Nội, chùa đón tiếp khá đông du khách thập phương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ truyền thống quan trọng khác.
Vào năm 1990, chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Vào năm 1990, chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.