Bí mật kỳ thú chưa tiết lộ về tên gọi Bến Nghé ở Sài Gòn

Bí mật kỳ thú chưa tiết lộ về tên gọi Bến Nghé ở Sài Gòn

Phó bảng Nguyễn Văn Siêu cho rằng tên gọi Bến Nghé xuất hiện từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang vu. Khi đó, ở đoạn sông mà ngày nay gọi là rạch Bến Nghé có rất nhiều cá sấu...

Bến Nghé là tên gọi một con rạch, đồng thời cũng là tên gọi của một phường nằm ở trung tâm quận 1, TP HCM. Có hai giả thuyết thú vị về nguồn gốc của địa danh rất nổi tiếng này.
Bến Nghé là tên gọi một con rạch, đồng thời cũng là tên gọi của một phường nằm ở trung tâm quận 1, TP HCM. Có hai giả thuyết thú vị về nguồn gốc của địa danh rất nổi tiếng này.
Trong cuốn Phương Đình dư địa chí (1900), học giả, phó bảng Nguyễn Văn Siêu cho rằng  tên gọi Bến Nghé xuất hiện từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang vu. Khi đó, ở đoạn sông mà ngày nay gọi là rạch Bến Nghé có rất nhiều cá sấu.
Trong cuốn Phương Đình dư địa chí (1900), học giả, phó bảng Nguyễn Văn Siêu cho rằng tên gọi Bến Nghé xuất hiện từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang vu. Khi đó, ở đoạn sông mà ngày nay gọi là rạch Bến Nghé có rất nhiều cá sấu.
Cư dân địa phương trông thấy từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống nên gọi tên là Bến Nghé, có thể hiểu đại ý là “bến nước vang lên tiếng kêu của lũ nghé (trâu con)”. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần về tỉnh Gia Định, cũng đưa ra kiến giải tương tự.
Cư dân địa phương trông thấy từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống nên gọi tên là Bến Nghé, có thể hiểu đại ý là “bến nước vang lên tiếng kêu của lũ nghé (trâu con)”. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần về tỉnh Gia Định, cũng đưa ra kiến giải tương tự.
Học giả nổi tiếng Trương Vĩnh Ký thì đưa ra ý kiến khác. Theo ông, địa danh Bến Nghé có nguồn gốc từ cách người Khmer xưa gọi vùng nước nơi mình sinh sống, trong đó Kompong là “bến”, Kon Krabei là “con trâu”.
Học giả nổi tiếng Trương Vĩnh Ký thì đưa ra ý kiến khác. Theo ông, địa danh Bến Nghé có nguồn gốc từ cách người Khmer xưa gọi vùng nước nơi mình sinh sống, trong đó Kompong là “bến”, Kon Krabei là “con trâu”.
Đồng ý với quan điểm trên, nhà địa danh học Lê Trung Hoa cho rằng Bến Nghé là cái bến mà người ta thường cho trâu, bò ra tắm. Ở miền Nam xưa có nhiều địa danh cấu tạo bằng "bến + tên con vật", như Bến Nghé ở Nhà Bè hay Bến Tượng ở Sông Bé.
Đồng ý với quan điểm trên, nhà địa danh học Lê Trung Hoa cho rằng Bến Nghé là cái bến mà người ta thường cho trâu, bò ra tắm. Ở miền Nam xưa có nhiều địa danh cấu tạo bằng "bến + tên con vật", như Bến Nghé ở Nhà Bè hay Bến Tượng ở Sông Bé.
Do cách đặt tên như vậy nên Bến Nghé có khi còn được gọi là Bến Trâu, như một câu trong bài "Gia Định thất thủ vịnh": “Tàu khói chạy mây tuôn sông mấy khúc, lờ lạt Bến Trâu".
Do cách đặt tên như vậy nên Bến Nghé có khi còn được gọi là Bến Trâu, như một câu trong bài "Gia Định thất thủ vịnh": “Tàu khói chạy mây tuôn sông mấy khúc, lờ lạt Bến Trâu".
Trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, tên gọi rạch Bến Nghé được viết theo lối Hán Việt là Ngưu Chữ Giang, trong đó Ngưu là “trâu”, Chữ là “bến”, Giang là “sông”. Nhiều văn bản Hán – Nôm cổ cũng dùng cách viết này.
Trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, tên gọi rạch Bến Nghé được viết theo lối Hán Việt là Ngưu Chữ Giang, trong đó Ngưu là “trâu”, Chữ là “bến”, Giang là “sông”. Nhiều văn bản Hán – Nôm cổ cũng dùng cách viết này.
Xuất hiện cùng với những thế hệ cư dân đầu tiên của Sài Gòn, thuở sơ khai Bến Nghé là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông (rạch), cuối cùng được dùng cho cả vùng trung tâm Sài Gòn.
Xuất hiện cùng với những thế hệ cư dân đầu tiên của Sài Gòn, thuở sơ khai Bến Nghé là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông (rạch), cuối cùng được dùng cho cả vùng trung tâm Sài Gòn.
Thậm chí, có một thời, mỗi khi người ta nói "Đồng Nai - Bến Nghé" tức là nói đến cả vùng đất Nam Bộ. Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Bến Nghé với toàn miền Nam.
Thậm chí, có một thời, mỗi khi người ta nói "Đồng Nai - Bến Nghé" tức là nói đến cả vùng đất Nam Bộ. Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Bến Nghé với toàn miền Nam.
Ngày nay, phường Bến Nghé là nơi tập trung các cơ quan hành chính đầu não cùng nhiều công trình kiến trúc cổ mang tính biểu tượng của TP. HCM như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng TP HCM, Bảo tàng Lịch sử...
Ngày nay, phường Bến Nghé là nơi tập trung các cơ quan hành chính đầu não cùng nhiều công trình kiến trúc cổ mang tính biểu tượng của TP. HCM như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng TP HCM, Bảo tàng Lịch sử...
Còn rạch Bến Nghé có vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước, đồng thời là một cảnh quan đẹp của TP. HCM. Nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng của thành phố gắn liền với con rạch này như cột cờ Thủ Ngữ, bến Nhà Rồng, cầu Mống...
Còn rạch Bến Nghé có vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước, đồng thời là một cảnh quan đẹp của TP. HCM. Nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng của thành phố gắn liền với con rạch này như cột cờ Thủ Ngữ, bến Nhà Rồng, cầu Mống...
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa/VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.