Bí mật của bộ lạc có trái tim khỏe nhất hành tinh

Nếu bạn tìm kiếm tuổi thọ của người Tsimane ở Bolivia trên mạng, bạn sẽ thấy nó ngắn hơn nhiều so với những người sống ở Mỹ.

Nguyên nhân do chấn thương, bị động vật tấn công, nhiễm trùng và sinh nở. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, người Tsimane khỏe mạnh cho đến tận lúc chết. Vậy điều gì làm nên sự kỳ diệu này.

Cuộc sống du mục

Người Tsimane sống theo các cụm gia đình nhỏ gồm 60 người hoặc hơn dọc theo bờ sông Beni, nhưng người dân nới đây được mệnh danh là những người có trái tim khỏe nhất thế giới. Mùa hè 2018, BS. Sanjay Gupta phụ trách mục Y tế của CNN, quyết định đi du lịch tới Bolivia, một trong những quốc gia nghèo nhất ở Nam Mỹ, để tìm hiểu những gì đã giúp họ có được trái tim khỏe mạnh này.

Cuộc sống gắn liền cộng đồng.

BS. Sanjay Gupta dựng lều ở giữa làng và bắt đầu sống cuộc sống như những người Tsimane. Những túp lều xung quanh không có điện hay tiện nghi hiện đại. Với mục tiêu tìm hiểu bí mật của những người có trái tim khỏe mạnh nhất thế giới, BS. Gupta tập trung vào ba yếu tố: chế độ ăn uống, hoạt động và nghỉ ngơi. Theo ông, Tsimane, bộ lạc bản địa sống sâu trong rừng nhiệt đới Amazon mà các thành viên hầu như không có bất kỳ tiền sử nào về bệnh tim. Và việc ngăn ngừa bệnh tim là chủ đề BS. Gupta luôn luôn trăn trở do gia đình ông có nhiều người mắc bệnh này.

BS. Gupta nhận thấy rằng, người dân nơi đây nghỉ ngơi hoàn toàn dựa theo ánh sáng mặt trời. Ngay khi mặt trời lặn vào buổi tối muộn, mọi người trở về túp lều của họ. Không có điện, không có thiết bị điện tử, con người có xu hướng ngủ sớm và sâu hơn. Khoảng 9 tiếng sau, những tiếng gà gáy vang lên, họ bắt đầu dậy và một ngày mới bắt đầu.

Gần như tất cả thời gian trong ngày, người Tsimane đứng hoặc đi bộ. Thông thường, khi nghĩ về một xã hội săn bắn hái lượm, chúng ta hay hình dung ra nhóm người có cung tên, chạy nước rút trong rừng theo sau con mồi. Tuy nhiên, các cuộc săn bắn của người Tsimane thường chậm và kéo dài. Người Tsimane dành nhiều thời gian để đi bộ và theo dõi, kiên trì để bắt được con mồi. Nếu người thợ săn nào săn được con mồi nghĩa là họ đã thực sự nỗ lực hết mình, đi bộ nhiều dặm suốt cả tiếng đồng hồ.
Việc trồng trọt và chăn nuôi truyền thống chủ yếu được thực hiện bởi trẻ em và phụ nữ, kéo dài từ sáng đến tối. Trung bình, người Tsimane đi khoảng 17.000 bước mỗi ngày. Những người có trái tim khỏe mạnh nhất trên thế giới hầu như không bao giờ ngồi. Họ luôn hoạt động nhưng không mạnh mẽ như khi tập cardio hay HIIT.
Sống hòa cùng thiên nhiên
Một yếu tố độc đáo khác ở người Tsimane sống trong môi trường Amazon chính là ký sinh trùng. Theo nghiên cứu trên The Lancet, gần như tất cả những người dân nơi đây có một số loại nhiễm ký sinh trùng như giun móc, giun đũa. Người Tsimane sống chung với những ký sinh trùng này trong phần lớn cuộc đời của họ. Điều này nghe có vẻ ghê ghê nhưng là hiện tượng quen thuộc xảy ra với con người suốt chiều dài lịch sử. Rất có thể, các ký sinh trùng trong cơ thể của người Tsimane giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và bảo vệ trái tim của họ.

“Tất nhiên, bạn không nên đi ra ngoài và cố tình bị nhiễm ký sinh trùng. Nhưng bài học ở đây là quá vệ sinh có thể gây hại nhiều hơn là chúng ta nhận ra”, BS. Gupta nói.

Về chế độ ăn kiêng, BS. Gupta cho rằng người Tsimane lấy 65% lượng calo từ thịt động vật. Tuy nhiên, thực tế, phần lớn lượng calo của họ đến từ carbohydrate; các loại thực phẩm như chuối, sắn, gạo và ngô chiếm gần 70% khẩu phần ăn. Chế độ dinh dưỡng này xuất phát từ đặc điểm cuộc sống ở Amazon: nông sản luôn sẵn có hơn thịt, đặc biệt là trong mùa khó săn bắn.

Thực phẩm của người Tsimane không được chế biến sẵn hay bổ sung bất kỳ loại đường, muối nào. Ngoài carbonhydrate, những người Tsimane có trái tim khỏe mạnh ăn khoảng 15% chất béo và 15% protein. Chế độ ăn uống của họ cung cấp lượng chất xơ gấp đôi so với chế độ ăn kiêng tiêu chuẩn của Mỹ, có rất nhiều vi chất dinh dưỡng như selen, kali và magiê. Dành thời gian với người Tsimane, BS. Gupta cũng học được rằng người Tsimane có thói quen nhịn ăn gián đoạn, nhưng không phải vì chạy theo xu hướng mà vì khan hiếm thực phẩm.

Kỳ lạ bộ tộc cắt một đốt ngón tay khi người thân qua đời

Với người Dani ở Indonesia, khi một người thân trong gia đình qua đời, khóc thương không đủ để bày tỏ sự đau buồn. Họ thể hiện sự thương tiếc bằng cách chặt ngón tay của người phụ nữ.

Kỳ lạ bộ tộc cắt một đốt ngón tay khi người thân qua đời

Tập tục cắt ngón tay kỳ quái còn được gọi là “Ikipalin”, là cách để tang tồn tại nhiều năm trong bộ tộc Dani. Bộ tộc này có khoảng 25.000 người sống ở thung lũng Baliem, một khu vực cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nằm ở Tây Papua, Indonesia. Bộ tộc này được phát hiện vào năm 1938 bởi nhà động vật học người Mỹ Richard Archbold.

Câu chuyện ly kỳ về bộ lạc tồn tại 60.000 năm trên đảo hoang

Hơn 60.000 năm qua, người Sentinelese là một trong số ít các nhóm người hầu như 'không có liên hệ' trên thế giới bên ngoài. Họ dùng giáo mác, cung tên để săn bắt thú rừng, thu hái cây cỏ để ăn và làm nhà ở…

Câu chuyện ly kỳ về bộ lạc tồn tại 60.000 năm trên đảo hoang
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang
Nằm ở Vịnh Bengal, Đảo Bắc Sentinel thuộc Ấn Độ vẫn là một bí ẩn, mặc dù đã có dân cư sinh sống ở đây trong khoảng 60.000 năm. Không bị ảnh hưởng bởi nền văn minh hiện đại, rất ít thông tin được biết về hòn đảo Sentinel và bộ lạc bí ẩn sống tại đây. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-2
Nằm trong quần đảo Andaman thuộc vịnh Bengal, giữa Ấn Độ và Myanmar là một hòn đảo diện tích chỉ vỏn vẹn 37km2 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-3
Từ trên cao nhìn xuống, nó có hình dạng như một con chim với cái mỏ nghiêng về một bên. Rừng mưa nhiệt đới phủ kín bề mặt hòn đảo khiến người ta chỉ thấy một màu xanh ngút ngàn và không hề biết có cái gì ẩn giấu ở bên dưới. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-4
Năm 1771, trên chiếc tàu Diligent của Công ty Đông Ấn, Thuyền trưởng John Ritchie là người đầu tiên phát hiện đảo Sentinel nhưng tàu của ông chỉ đi ngang mà không ghé vào bởi những rạn san hô bao quanh đảo. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-5
Trong gần 60.000 năm qua, người Sentinelese sống cô lập trên đảo North Sentinel. Hòn đảo có rừng bao phủ, không chứa các bến cảng tự nhiên, bao quanh bởi các rạn san hô sắc nét và khiến cho bất kỳ hành trình nào đến hòn đảo đều trở nên khó khăn. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-6
Tộc người Sentinelese bắt cá bằng cung tên 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-7
Trên đảo Sentinel có một nhóm thổ dân sống biệt lập, họ cự tuyệt việc tiếp xúc với người ngoài. Những năm cuối thế kỷ 19 đã có một tàu buôn đi qua ghé vào đảo, hệ quả là một số thủy thủ đã phải bỏ xác tại đây do dính mũi tên của những thổ dân. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-8
Vào năm 1970, nhà nhân chủng học Ấn Độ Triloknath Pandit cố gắng tìm cách liên lạc với thổ dân trên đảo nhưng lúc tàu của ông chỉ vừa mới tiến vào rạn san hô thì từ trong rừng, hàng chục thổ dân xuất hiện, tay cầm cung, miệng hò hét với thái độ không chấp nhận sự có mặt của những người lạ… 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-9
Theo các nhà nhân chủng học, nhiều khả năng người Sentinelese là hậu duệ của một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi châu Phi, họ đã đến đảo Sentinel từ 60.000 năm trước. Bằng cách hái lượm, đánh cá, người Sentinelese sống như thời nguyên thủy. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-10
 Họ biết sử dụng lửa nhưng lại không biết đến nông nghiệp và sống hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Thứ duy nhất có liên quan đến văn minh nhân loại là những mũi tên bằng sắt, được người Sentinelese chế tác từ những mảnh sắt thép ở vỏ tàu đắm.
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-11
Theo tường thuật của những người đã gặp họ, ngôn ngữ của họ xem ra chỉ gồm những tiếng "ao, on, ou" 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-12
Hiện tại, Ấn Độ vẫn giữ quan điểm cấm tàu thuyền đến đảo Sentinel đồng thời thực hiện chính sách không can thiệp, không tiếp xúc với thổ dân trên đảo nhằm bảo vệ nếp sống nguyên thủy của họ. 
Cau chuyen ly ky ve bo lac ton tai 60.000 nam tren dao hoang-Hinh-13
Cho đến bây giờ, người Sentinelese vẫn sống như 60.000 năm trước, vẫn sử dụng cung tên khi thấy những con tàu lạ có ý tiến vào… 

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon

Tại vùng hẻo lánh của Amazon thuộc địa phận Brazil có một bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài.

Bo lac nam sau trong rung Amazon
 Họ tự gánh trách nhiệm bảo vệ vùng đất và tài nguyên của mình.
Cấm người bên ngoài

Đọc nhiều nhất

Tin mới