Bi kịch trẻ Việt: Tong teo... béo phì

(Kiến Thức) - Trẻ em Việt Nam vừa suy dinh dưỡng, vừa béo phì là công bố vừa được đưa ra từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 

Nếu như ở thành phố, tỷ lệ trẻ béo phì là gánh nặng, thì ở nông thôn, tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Ăn uống cân đối là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh.
Trẻ dưới 5 tuổi vừa còi, vừa béo
TS.BS Trương Hồng Sơn, Phòng Quản lý khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên toàn quốc của trẻ em dưới 5 tuổi là 16,2%, béo phì là 4%. Tại các đô thị lớn ở Việt Nam tồn tại tình trạng "gánh nặng kép" về dinh dưỡng bao gồm vấn đề về suy dinh dưỡng đang tồn tại và tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em đã ở mức cao và đang tiếp tục tăng nhanh. Trong tổng số 1.450.000 trẻ em dưới 5 tuổi đang sống ở 5 thành phố lớn, có 108.000 trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, 215.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi và 86.000 trẻ bị thừa cân béo phì.
PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em hiện đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Điều đó, một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ, nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Cần thay đổi tư duy về dinh dưỡng
ThS.BS Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học cho hay: Tuy các bà mẹ biết rõ nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính nhưng vẫn lựa chọn thực phẩm giàu chất béo vì tin rằng các thực phẩm này giúp trẻ tăng cân và tăng chiều cao. Trong khi đó, chỉ có 35,7% trẻ có cân nặng sơ sinh thấp được phục hồi trở về bình thường, 64,3% trẻ em có tiền sử cân nặng sơ sinh thấp hiện vẫn bị suy dinh dưỡng nhẹ cân. 
Trước câu hỏi "Tình hình nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, nhưng cũng quá nhiều trẻ béo phì, vậy khuyến nghị cho các bà mẹ là như thế nào?", TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, khuyến nghị sẽ nhằm vào từng đối tượng. Cụ thể, ở thành phố - nơi các bà mẹ luôn lo con mình còi, thiếu chất, có xu hướng cho con ăn nhiều chất béo... cần giảm lượng chất béo, chất đạm cho trẻ. 
Ở nông thôn, nơi tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, không nên cho trẻ ăn kiểu "được chăng hay chớ", ăn cũng được, bỏ bữa cũng không sao. Tốt nhất, khi không chắc chắn con mình có đủ "chuẩn" về chiều cao, cân nặng, khẩu phần dinh dưỡng không, hãy đưa con đi khám ở bác sĩ dinh dưỡng hoặc chí ít là bác sĩ nhi khoa. 

Chế độ ăn khi trẻ béo phì

- Hỏi: Con trai tôi được 16 tháng rưỡi nhưng cân nặng gần 16kg, so với chuẩn, cháu thừa hơn 2kg. Mỗi ngày cháu ăn 3 bữa cháo, mỗi bữa nửa bát tô (cháo nấu với thịt, cá, tôm...). Sữa thì uống loại Alpha của Vinamilk. Hiện tôi đã cai sữa cho cháu nhưng mỗi tháng cháu cứ tăng trung bình khoảng 800g, tôi rất sợ cháu mắc bệnh béo phì? Trần Hồng Thoa (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội).

Ảnh minh họa: IE.
Ảnh minh họa: IE.
ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám - Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết:
Cháu có 16 tháng tuổi mà cân nặng bằng trẻ 4 tuổi thì sao mà thừa có 2kg được, vì ở tuổi này cân nặng của trẻ chỉ 10,5kg là đủ. Bạn không nói rõ chiều cao của cháu bao nhiêu nên không biết mức độ béo phì của cháu thế nào, nhưng với cân nặng này trẻ phải cao 103cm thì mới cân đối, cho nên cháu chắc chắn đã béo phì, chứ không phải là lo bị béo phì nữa.

Làm thế nào để tránh béo phì khi mang thai?

Theo nghiên cứu mới nhất, hơn 30% phụ nữ tăng cân qua mức trong thời gian mang thai.

Nếu bạn thừa cân, béo phì trước khi mang thai, hoặc tăng cân quá nhiều khi mạng thai, sức khỏe của mẹ và bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu bạn thừa cân, béo phì trước khi mang thai, hoặc tăng cân quá nhiều khi mạng thai, sức khỏe của mẹ và bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.