Bị cáo trong đại án Nhật Cường chết trước ngày xét xử là ai?

Trong phần khai mạc phiên tòa, HĐXX cho biết đã nhận giấy báo tử của bị cáo Mai Tiến Dũng - Trưởng ngành điện thoại cũ của Nhật Cường. Căn cứ các quy định của pháp luật, HĐXX quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Dũng.

Bị cáo trong đại án Nhật Cường chết trước ngày xét xử là ai?
Sáng 5/5, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường do Bùi Quang Huy làm Tổng giám đốc. Đây là một trong 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm.
Khi làm thủ tục, HĐXX thông báo nhận được giấy báo tử của bị cáo Mai Tiến Dũng (38 tuổi, Trưởng ngành hàng điện thoại cũ của Công ty Nhật Cường) đã chết ngày 23/4 tại Bệnh viện E ở Hà Nội do trọng bệnh. Căn cứ các quy định của pháp luật, HĐXX quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng.
Như vậy, vụ án còn 14 bị cáo trong đó nhóm bị truy tố về tội buôn lậu. Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng - Kế toán trưởng Nhật Cường bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nguyễn Ngọc Bảo - Giám đốc tài chính Nhật Cường bị truy tố về cả 2 tội danh trên.
Bi cao trong dai an Nhat Cuong chet truoc ngay xet xu la ai?
Các bị cáo tới phiên tòa sáng nay (5/5). 

Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy (đang trốn truy nã quốc tế) chỉ đạo các bị cáo là nhân viên Công ty Nhật Cường thực hiện giao dịch, mua bán trái phép hơn 255.000 sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh...

Để tuồn số hàng lậu trên vào Việt Nam, Huy chi hơn 72 tỷ đồng để thuê 9 đường dây buôn lậu xuyên quốc gia. Tổng giá trị các lô hàng lậu được xác định trên 2.900 tỷ đồng. Hàng hóa được đưa qua đường hàng không, đường bộ và đường biển.

Trong gần 5 năm, các bị can thông qua hệ thống cửa hàng của công ty đã tiêu thụ trót lọt hơn 250.000 sản phẩm, thu lợi 221 tỷ. Đến khi đường dây bị phanh phui, công ty còn 947 sản phẩm (trị giá 7,7 tỷ) chưa bán ra thị trường. Bùi Quang Huy bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, số liệu về vốn, doanh thu và lợi nhuận được ghi chép trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ. Còn phần mềm MISA dùng để lưu trữ số liệu về báo cáo thuế, báo cáo tài chính để kê khai với cơ quan quản lý Nhà nước.

VKS đánh giá việc các bị can dùng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu doanh thu thật. Hành vi trốn thuế gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỷ đồng. Bị can Bùi Quang Huy giữ vai trò cầm đầu, chủ mưu, tổ chức hoạt động buôn lậu. Các bị can còn lại đã cấu kết, đồng phạm giúp sức cho bị can Huy thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với hành vi có dấu hiệu rửa tiền, do tổng giám đốc Công ty Nhật Cường đang bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã tách để xử lý sau. Ngoài ra, ngày 7/1, cơ quan chức năng cũng tách vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và một số đơn vị để tiếp tục điều tra.

>>> Xem thêm video: Truy nã Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường

Nguồn: VTV 24.

Bộ Công an khám xét Chuỗi cửa hàng Nhật Cường mobile

(Kiến Thức) - Trưa nay (9/5), Bộ Công an khám xét hàng loạt cửa hàng Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường. 

Bộ Công an khám xét Chuỗi cửa hàng Nhật Cường mobile

Nhiều cảnh sát thuộc các lực lượng của Bộ Công an, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu chủ công, đã tiến hành khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile.

Mời quý vị độc giả xem video: Bộ Công an khám xét Chuỗi cửa hàng Nhật Cường mobile
Trong sáng nay, cảnh sát còn tiến hành khám xét nhiều cửa hàng khác trong hệ thống của Nhật Cường Mobile. Hiện tại, một số cửa hàng lớn của Nhật Cường ở phố Chùa Bộc, Láng Hạ đã bị đóng cửa mà không rõ lý do.

Ông chủ Nhật Cường mobile ôm trọn những dịch vụ "khủng" nào?

(Kiến Thức) - Bên cạnh Nhật Cường Mobile, Công ty Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường còn có Nhật Cường Software. Đơn vị này từng trúng nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội.

Ông chủ Nhật Cường mobile ôm trọn những dịch vụ "khủng" nào?
Ngày 9/5, Nhật Cường mobile (thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường) bị cảnh sát khám xét và đóng cửa khiến nhiều khách hàng bất ngờ. Thân thế ông chủ Nhật Cường mobile cũng như những lĩnh vực kinh doanh của công ty Nhật Cường nhanh chóng rơi vào "tầm ngắm" của dư luận.
Ngoài Nhật Cường mobile, công ty này còn có một thành viên khác là Nhật Cường Software.

MBBank quan hệ như thế nào với Nhật Cường mobile vừa bị khám xét?

(Kiến Thức) - Nhật Cường mobile mà đại diện là vợ chồng ông chủ Bùi Quang Huy đã ký nhiều hợp đồng vay vốn với MBBank. Tài sản thế chấp là nhiều siêu xe và bất động sản. Điều này phần nào cho thấy mối quan hệ mật thiết của hai doanh nghiệp.

MBBank quan hệ như thế nào với Nhật Cường mobile vừa bị khám xét?
Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến sự kiện hệ thống Nhật Cường mobile bị cơ quan công an khám xét và đóng cửa loạt showroom vào sáng 9/5/2019. Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng Nhật Cường mobile vẫn chưa mở cửa trở lại, khiến nhiều khách hàng không khỏi lo lắng. 
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?
Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng Nhật Cường mobile hôm 9/5.
Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, có trụ sở chính tại số 39 - 41 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy giữ chức danh là Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile. Ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Năm 2001, vốn điều lệ của Nhật Cường là 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng vốn điều lệ, con số đã lên đến 38 tỷ đồng. Trong số đó, ông Bùi Quang Huy nắm đến 90% vốn. 
Bên cạnh chức vụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, ông Huy còn là chủ sở hữu, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software). Đây cũng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của Nhật Cường khi "ôm trọn" nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp...
Để có thể trúng thầu những gói dịch vụ "khủng" này, Nhật Cường không thể không có vốn. Vì thế, câu hỏi ai đã "rót' vốn cho công ty này và có quan hệ mật thiết thế nào sau khi Nhật Cường mobile bị khám xét đã được rất nhiều người đặt ra.
 Thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của nhà băng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?-Hinh-2
 MBBank đã 8 năm đồng hành với Nhật Cường Mobile. Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.