Bí ẩn những tảng đá ví như sinh vật sống khiến khoa học bối rối

Thế giới quanh ta có muôn vàn điều thú vị và những tảng đá này đã góp phần làm nên sự đa dạng cho các hiện tượng địa chất kỳ bí trên Trái đất.

Bí ẩn những tảng đá ví như sinh vật sống khiến khoa học bối rối

Ở ngôi làng Costesti thuộc đất nước Rumani (quốc gia nằm ở phía Đông Nam châu Âu), người ta phát hiện ra một loại đá đặc biệt có tên Trovant. Đây là từ đồng nghĩa với cụm từ trong tiếng Đức "Sandsteinkonkretionen" (xi măng cát).

Đối với những tảng đá bình thường, dù mưa hay không mưa kích thước của chúng vẫn không thay đổi qua hàng trăm năm, trừ khi có tác động nước chảy hoặc va đập, ma xát...

Nhưng đá Trovant lại có khả năng đặc biệt, ngỡ chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đó là nở ra như nấm (co lại khi khô) và thậm chí còn có thể tự di chuyển. Sự lạ đó đã khiến người dân địa phương ở thị trấn nhỏ Costesti tin rằng chúng có thể phát triển như những sinh vật sống.

Bi an nhung tang da vi nhu sinh vat song khien khoa hoc boi roi

Trovant - một hiện tượng địa chất kỳ ảo

Ngay từ vẻ bề ngoài, Trovant đã khiến người ta cảm thấy tò mò. Trovant có tất cả các hình dạng và kích thước khác nhau. Một vài trong số chúng giống như những viên sỏi bạn có thể ném xuống hồ. Một số khác cao tới 4,5 mét. Có hàng trăm Trovant đã được tìm thấy ở ít nhất 20 địa điểm khác nhau thuộc Romania.

Bi an nhung tang da vi nhu sinh vat song khien khoa hoc boi roi-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Khi tiếp xúc với nước, những viên đá nhỏ từ 6 đến 8mm sẽ phình to ra và đạt kích thước từ 6 đến 10m. Một số viên đá còn tự di chuyển mà không có bất kỳ tác động nào. Hiện tượng bí ẩn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu sâu hơn, người ta cho rằng những trận động đất từ cách đây 6 triệu năm là nguồn gốc xuất hiện của những tảng đá kỳ lạ này. Khi cắt đôi tảng đá, người ta nhìn thấy những đường vân giống trong thân cây gỗ.

Bi an nhung tang da vi nhu sinh vat song khien khoa hoc boi roi-Hinh-3

Hàng triệu năm trước, sóng xung kích từ Trái đất đã nén chặt trầm tích cát.Điều này làm cô đặc xi măng đá vôi và hình thành các Trovant.Các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng chỉ '"phát triển thêm" khoảng 4-5cm trong suốt1.200 năm.

Giải thích cho hiện tượng phình ra sau mưa, các nhà khoa học cho rằng cấu tạo bên trong Trovant là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ cấu tạo từ cát. Sở dĩ chúng có thể phình to bất thường sau khi gặp nước là vì bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá thấm nước, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đá phình to ra.

Tuy nhiên đó vẫn chỉ là một lý thuyết. Chưa có bất kỳ nghiên cứu, tài liệu hay các thí nghiệm nào đưa ra kết luận thuyết phục giải thích về hiện tượng ở những tảng đá huyền diệu này.

Bi an nhung tang da vi nhu sinh vat song khien khoa hoc boi roi-Hinh-4

Bi an nhung tang da vi nhu sinh vat song khien khoa hoc boi roi-Hinh-5

Năm 2004, khu bảo tồn đá Trovant đã chính thức đi vào hoạt động, được tổ chức UNESCO bảo vệ.

Đây là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Rumani. Không chỉ khách du lịch mà cả người dân địa phương cũng rất tò mò về loại đá kỳ diệu này.

Bí ẩn khó giải tảng đá "dị hình" đến chuyên gia cũng bế tắc

Ở vùng Asuka, Nhật Bản, có những tảng đá chạm khắc đặc biệt với các lỗ vuông lớn ở trên thân mà mục đích sử dụng của nó là gì đến nay vẫn là ẩn số.

Bí ẩn khó giải tảng đá "dị hình" đến chuyên gia cũng bế tắc
Bi an kho giai tang da
 Tại ngôi làng Asuka nằm ở quận Takaichi của tỉnh Nara, Nhật Bản có những tảng đá granit được chạm khắc với hình dạng kỳ dị ở nhiều nơi khác nhau trong khu vực.

Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca

Ở khu trung tâm Inca của Peru, ẩn mình trong những ngọn núi, có một tảng đá chạm khắc kỳ lạ ít người biết đến.

Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca

Bị lu mờ so với những tàn tích nổi tiếng Machu Picchu nhưng địa điểm có tác phẩm điêu khắc bị lãng quên này lại là nơi linh thiêng nhất của đế chế Inca.

Khám phá Vilcabamba

Hiram Bingham, người khám phá Vilcabamba (ảnh chụp năm 1912).

Năm 1911, chính trị gia và nhà khảo cổ học người Mỹ, Hiram Bingham có kế hoạch nghiên cứu khoa học địa điểm cổ của người Inca ở Peru. Là một nhà leo núi thành thạo, ông cho rằng, mình có nhiều thuận lợi khi đi sâu tìm kiếm các tàn tích của nền văn minh Inca.

Tháng 7 năm đó, Bingham bắt đầu chuyến thám hiểm khảo cổ học do Đại học Yale (Mỹ) tài trợ, với mục tiêu khám phá “thành phố đã mất của người Inca”, được gọi là Vilcabamba.

Mặc dù, cơ hội tìm thấy địa điểm được coi là khá thấp, nhưng lòng dũng cảm và sự kiên định của Hiram Bingham đã dẫn đến thành công. Vilcabamba có khu định cư Vitcos tọa lạc được Bingham định vị, và thủ đô bí mật thứ hai của Inca một lần nữa có tên trên bản đồ.

Vitcos là nơi ở của những người cai trị và quý tộc, đồng thời cũng là trung tâm nghi lễ, cho đến khi người Tây Ban Nha chinh phục thành trì cuối cùng này của người Inca vào năm 1572. Khu vực này có địa hình khá gồ ghề, bao gồm những vùng đất thấp, núi cao, sông rộng và rừng rậm, khiến việc tiếp cận khá khó khăn, ngay cả ngày nay.

Người Inca chiếm đóng vùng đất này ít nhất là từ năm 1450. Vào thời điểm đó, họ đã thành lập các trung tâm lớn tại Vitcos, Vilcabamba, Machu Picchu và Choquequirao.

Sau cuộc chinh phục Inca của những người Tây Ban Nha, Vitcos hầu như bị lãng quên, còn tương đối hoang sơ trong nhiều thế kỷ, cho đến khi được Hiram Bingham tái phát hiện trong chuyến thám hiểm của ông vào năm 1911.

Xem những mô tả của người Tây Ban Nha để lại, Bingham tập trung vào một vùng gọi là “Rosaspata”. Cuối cùng đã đưa ông đến những khám phá về cung điện của Vitcos và tảng đá trắng thiêng liêng Nusta Hispana.

Tuy nhiên, Vitcos ít được mọi người viếng thăm và nó chưa được phục hồi, không như một số địa điểm Inca nổi tiếng hơn. Nó nằm ở một vị trí dễ phòng thủ, được bao quanh bởi các sườn núi dốc, chỉ có thể tiếp cận duy nhất qua một độc đạo hẹp. Tầm nhìn bao quát nơi các đèo núi tiếp cận địa điểm cho thấy, đây là một vị trí quan trọng trong khu vực.

Người Inca ưa thích Vitcos và đến đây cư trú vì độ cao của nó cao hơn Vilcabamba (2.980m so với 1.450m). Vitcos có khí hậu mát mẻ hơn và môi trường trong lành, được ví như ngôi nhà cao nguyên của người Inca.

Tảng đá linh thiêng

Tàn tích khu đền thờ của người Inca ở Vitcos.

Nusta Hispana, hay “Tảng đá trắng linh thiêng”, nằm cạnh Vitcos, ở trung tâm của một khu đền, có chiều ngang rộng nhất khoảng 15m, cao 8m và được chạm khắc nhiều hình ảnh trên đó. Có một dòng suối tự nhiên chạy quanh tảng đá, hình thành một hồ sâu ở dưới chân nó. Các thầy tu Inca được biết đã đứng dựa vào vách đá thẳng đứng, kêu gọi các linh hồn ở dưới hồ này.

Những người Tây Ban Nha đầu tiên đến thăm Vitcos dưới triều đại của Manco Inca (một nhà cai trị Inca thời hậu chinh phục) và từng tham dự các nghi lễ quan trọng của người Inca tại tảng đá trắng này. Một số tài liệu cho thấy, Titu Cusi, con trai của Quốc vương Manco Inca, đã mời hai thầy dòng đến ở tại Vitcos.

Tuy nhiên, hai người này cho rằng, tảng đá trắng được dùng để thờ ma quỷ. Thực tế, truyền thuyết kể rằng, ma quỷ từng xuất hiện tại đây, gây thương tích và giết chết những người đến cúng bái và thường gầm lên một tiếng dữ dội khi ra tay. Chính vì vậy, những người Tây Ban Nha đã quyết định phá hủy địa điểm trên.

Theo Bingham, trong khi Titu Cusi có việc rời khỏi Vitcos, hai thầy dòng Garcia và Ortiz đã cùng những người bản địa cải đạo đến đốt cháy Đền Mặt trời và thiêu rụi tảng đá trắng nhằm mục đích trục xuất ác quỷ Lucifer ra khỏi nơi này.

Tuy nhiên, hành động trên đã khiến người Inca tức giận, họ suýt giết chết hai thầy dòng. Nhưng Titu Cusi được biết là một người khoan dung và dường như thực dụng về chính trị nên ông ta quyết định tha mạng cho cả hai. Ông chỉ trục xuất một người khỏi đế chế Inca, cho phép thầy dòng Ortiz ở lại.

Thật không may, quyết định này lại là án tử đối với Ortiz. Khi Titu Cusi đột ngột qua đời vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân, người Inca đổ lỗi cho thầy dòng về cái chết của thủ lĩnh họ và Ortiz đã bị tra tấn, rồi cuối cùng bị giết.

Ngày nay, gần vách đá của ngôi đền lớn, còn rải rác những hòn đá được chế tác đánh dấu nơi thực hiện các nghi lễ thiêng liêng của người Inca. Địa điểm này không còn bị lãng quên mà đang được bảo tồn, khách du lịch tỏ ra thích thú khi đến thăm và ngắm nhìn dấu tích tảng đá trắng, trái tim thiêng liêng của người Inca.  

Nóng: Tìm thấy tảng đá hình bông hoa trên bề mặt sao Hỏa

Tàu thám hiểm Curiosity đã chụp được bức ảnh ấn tượng về một tảng đá giống hình bông hoa trên bề mặt sao Hỏa. Điều này khiến công chúng thích thú.

Nóng: Tìm thấy tảng đá hình bông hoa trên bề mặt sao Hỏa
Vào tuần trước, tàu thám hiểm Curiosity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện một tảng đá giống hình bông hoa trên bề mặt sao Hỏa. Theo đó, hình ảnh về tảng đá độc lạ đó nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới