Bí ẩn những tảng đá phát ra tiếng chuông chùa ở Phụng Hoàng Sơn

Bí ẩn những tảng đá phát ra tiếng chuông chùa ở Phụng Hoàng Sơn

Dùng thanh gỗ gõ vào, khối đá phát ra tiếng chuông vang vọng cả vùng. Có nhiều truyền thuyết giải thích cho sự hình thành cũng như tên gọi của ngọn núi Phụng Hoàng này.

Núi Cô Tô, hay còn gọi là Phụng Hoàng Sơn, cao 614m, là một trong bảy núi lớn thuộc dãy Thất Sơn (vùng Bảy Núi), thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một địa điểm chưa được khai phá và rất ít người biết đến, là đỉnh Điện Chuông. Nơi đây có những tảng đá phát ra âm thanh như tiếng chuông ngân khi gõ vào.
Núi Cô Tô, hay còn gọi là Phụng Hoàng Sơn, cao 614m, là một trong bảy núi lớn thuộc dãy Thất Sơn (vùng Bảy Núi), thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một địa điểm chưa được khai phá và rất ít người biết đến, là đỉnh Điện Chuông. Nơi đây có những tảng đá phát ra âm thanh như tiếng chuông ngân khi gõ vào.
Phụng Hoàng sơn khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng và chứa đựng biết bao sự tích chém rắn hổ mây, thu phục mãnh thú ly kỳ ở vùng Thất Sơn kỳ bí của người xưa thời mở cõi. Đường đi lên đỉnh núi, nơi người dân đặt tên là Điện Đá.
Phụng Hoàng sơn khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng và chứa đựng biết bao sự tích chém rắn hổ mây, thu phục mãnh thú ly kỳ ở vùng Thất Sơn kỳ bí của người xưa thời mở cõi. Đường đi lên đỉnh núi, nơi người dân đặt tên là Điện Đá.
Có nhiều truyền thuyết dân gian giải thích cho sự hình thành cũng như tên gọi của ngọn núi Phụng Hoàng này. Dân gian lưu truyền rằng, xưa kia các nàng tiên nữ thường hạ phàm xuống vùng Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau nơi ấy xuất hiện một ngọn núi đá chồng chất lên nhau hình thành nên Phụng Hoàng sơn.
Có nhiều truyền thuyết dân gian giải thích cho sự hình thành cũng như tên gọi của ngọn núi Phụng Hoàng này. Dân gian lưu truyền rằng, xưa kia các nàng tiên nữ thường hạ phàm xuống vùng Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau nơi ấy xuất hiện một ngọn núi đá chồng chất lên nhau hình thành nên Phụng Hoàng sơn.
Khối đá có hình vuông màu hồng, khi dùng cây gỗ gõ vào thì vang lên tiếng chuông rất lớn, trong khi những khối đá khác thì lại phát ra tiếng khàn đục.
Khối đá có hình vuông màu hồng, khi dùng cây gỗ gõ vào thì vang lên tiếng chuông rất lớn, trong khi những khối đá khác thì lại phát ra tiếng khàn đục.
Có nhiều truyền thuyết dân gian hàng trăm năm qua giải thích cho sự hình thành cũng như tên gọi của ngọn núi Phụng Hoàng này.
Có nhiều truyền thuyết dân gian hàng trăm năm qua giải thích cho sự hình thành cũng như tên gọi của ngọn núi Phụng Hoàng này.
Cũng có truyền thuyết kể rằng, ngọn núi có hình dáng giống như cái tô lật úp nên mới gọi là núi Tô. Một giả thuyết khác lại cho rằng, núi này xưa kia là nơi có rất nhiều loài chim đẹp về trú ngụ, trong đó có chim phụng hoàng, một trong những loài linh điểu trong truyền thuyết, hình dáng núi giống như con chim phụng hoàng khổng lồ sải cánh giữa đồng bằng nên gọi là Phụng Hoàng sơn.
Cũng có truyền thuyết kể rằng, ngọn núi có hình dáng giống như cái tô lật úp nên mới gọi là núi Tô. Một giả thuyết khác lại cho rằng, núi này xưa kia là nơi có rất nhiều loài chim đẹp về trú ngụ, trong đó có chim phụng hoàng, một trong những loài linh điểu trong truyền thuyết, hình dáng núi giống như con chim phụng hoàng khổng lồ sải cánh giữa đồng bằng nên gọi là Phụng Hoàng sơn.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.