Bí ẩn nguồn gốc “báu vật vũ trụ” lấp lánh rơi xuống Trái đất

Bí ẩn nguồn gốc “báu vật vũ trụ” lấp lánh rơi xuống Trái đất

Thiên thạch Fukang được phát hiện vào năm 2000 có tuổi đời lên tới 4,5 tỷ năm tại sa mạc Gobi, Trung Quốc. Đây là thiên thạch Pallasites cực kỳ hiếm và nguồn gốc của nó đến nay vẫn là một bí ẩn lớn.

 Thiên thạch Fukang thuộc loại thiên thạch đá sắt được gọi là Pallasite, có thể được nhận ra bởi các mảnh tinh thể olivin sắp đặt hỗn loạn trong một ma trận sắt-niken.
Thiên thạch Fukang thuộc loại thiên thạch đá sắt được gọi là Pallasite, có thể được nhận ra bởi các mảnh tinh thể olivin sắp đặt hỗn loạn trong một ma trận sắt-niken.
Nhờ đó, những lát cắt của thiên thạch Kukang này sở hữu một vẻ ngoài tuyệt đẹp, đặc biệt là khi được chiếu sáng từ phía sau. Giống như vẻ bẻ ngoài, Pallasites cũng là một loại thiên thạch cực kỳ hiếm và đặc biệt.
Nhờ đó, những lát cắt của thiên thạch Kukang này sở hữu một vẻ ngoài tuyệt đẹp, đặc biệt là khi được chiếu sáng từ phía sau. Giống như vẻ bẻ ngoài, Pallasites cũng là một loại thiên thạch cực kỳ hiếm và đặc biệt.
Phần lớn những thiên thạch Pallasites đều bị đốt cháy trong bầu khí quyển trước khi nó có thể rơi xuống mặt đất. Ước tính chỉ có khoảng 1% trong số trúng có thể bảo toàn được khi rơi xuống bề mặt của Trái Đất.
Phần lớn những thiên thạch Pallasites đều bị đốt cháy trong bầu khí quyển trước khi nó có thể rơi xuống mặt đất. Ước tính chỉ có khoảng 1% trong số trúng có thể bảo toàn được khi rơi xuống bề mặt của Trái Đất.
Nhờ những lí do trên, thiên thạch Fukang thường được ca ngợi là một trong những khám phá thiên thạch vĩ đại nhất của thế kỷ 21.
Nhờ những lí do trên, thiên thạch Fukang thường được ca ngợi là một trong những khám phá thiên thạch vĩ đại nhất của thế kỷ 21.
Khi Fukang lao xuống mặt đất, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy thiên thạch này sở hữu một vẻ đẹp đến kỳ diệu bên trong. Chỉ đến khi các nhà khoa học tiến hành xẻ nhỏ thiên thạch Fukang, họ mới nhận ra mình đang nắm trong tay một báu vật của vũ trụ.
Khi Fukang lao xuống mặt đất, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy thiên thạch này sở hữu một vẻ đẹp đến kỳ diệu bên trong. Chỉ đến khi các nhà khoa học tiến hành xẻ nhỏ thiên thạch Fukang, họ mới nhận ra mình đang nắm trong tay một báu vật của vũ trụ.
Fukang là loại thiên thạch được tạo thành từ sắt thiên thạch và silicat với tỷ lệ gần như bằng nhau. Pallasite có đặc trưng là một ma trận sắt thiên thạch bao quanh silicat, chủ yếu là olivin (là một loại tinh thể màu vàng đến vàng lục).
Fukang là loại thiên thạch được tạo thành từ sắt thiên thạch và silicat với tỷ lệ gần như bằng nhau. Pallasite có đặc trưng là một ma trận sắt thiên thạch bao quanh silicat, chủ yếu là olivin (là một loại tinh thể màu vàng đến vàng lục).
Loại thiên thạch này được đặt theo tên của Simon Peter Pallas, một bác sĩ và nhà tự nhiên học người Đức, người đầu tiên mô tả thiên thạch Krasnojarsk Pallasite ở Nga vào năm 1772.
Loại thiên thạch này được đặt theo tên của Simon Peter Pallas, một bác sĩ và nhà tự nhiên học người Đức, người đầu tiên mô tả thiên thạch Krasnojarsk Pallasite ở Nga vào năm 1772.
Nguồn gốc chính xác của Thiên thạch Fukang, cũng như các thiên thạch Pallas cho tới nay vẫn chưa có căn cứ khoa học nào có thể giải thích chính xác.
Nguồn gốc chính xác của Thiên thạch Fukang, cũng như các thiên thạch Pallas cho tới nay vẫn chưa có căn cứ khoa học nào có thể giải thích chính xác.
Các nhà khoa học suy đoán, Fukang có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh có phần lõi kim loại bị tan chảy và phân hóa cùng lớp phủ olivin xung quanh nó. Dự đoán thiên thạch này được hình thành khi hệ mặt trời ra đời cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.
Các nhà khoa học suy đoán, Fukang có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh có phần lõi kim loại bị tan chảy và phân hóa cùng lớp phủ olivin xung quanh nó. Dự đoán thiên thạch này được hình thành khi hệ mặt trời ra đời cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.
Khi ánh sáng chiếu vào các lát của thiên thạch Fukang, nó sẽ xuyên qua các tinh thể olivin, tạo cho thiên thạch một ánh sáng hấp dẫn.
Khi ánh sáng chiếu vào các lát của thiên thạch Fukang, nó sẽ xuyên qua các tinh thể olivin, tạo cho thiên thạch một ánh sáng hấp dẫn.
Do vẻ đẹp ngoạn mục này, các nhà sưu tập luôn muốn sở hữu các lát của Thiên thạch Fukang. Phần lớn nhất của thiên thạch này nặng 419,5 kg, hiện do một nhà sưu tập/nhóm sưu tập giấu tên nắm giữ.
Do vẻ đẹp ngoạn mục này, các nhà sưu tập luôn muốn sở hữu các lát của Thiên thạch Fukang. Phần lớn nhất của thiên thạch này nặng 419,5 kg, hiện do một nhà sưu tập/nhóm sưu tập giấu tên nắm giữ.
Năm 2008, phần to nhất này của thiên thạch đã được đấu giá ở Bonham's, New York với giá khởi điểm khoảng 2 triệu USD.
Năm 2008, phần to nhất này của thiên thạch đã được đấu giá ở Bonham's, New York với giá khởi điểm khoảng 2 triệu USD.
Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.