Bí ẩn ngôi chùa thiêng Shwedagon


Bí ẩn ngôi chùa thiêng Shwedagon
Đến với chùa Shwedagon (thường gọi chùa Vàng) - biểu tượng linh thiêng của đất nước Myanmar, bạn sẽ choáng ngợp bởi kiến trúc uy nghi, đồ sộ và sự biến hóa sắc màu vô cùng kì thú diễn ra ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày.
Người dân Myanmar sùng đạo Phật. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy- tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Nghĩa là các sư sẽ không ở chùa mà ở thiền viện. Buổi sáng họ đi khất thực, và chỉ ăn từ khi mặt trời mọc đến 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không ăn gì.
Cuộc sống gắn liền với Phật giáo của người Myanmar đã giải thích tại sao có hàng nghìn ngôi chùa được xây dựng khắp nơi trên đất nước này. Một trong những ngôi chùa bạn không thể bỏ qua là chùa Vàng - nơi cất giữ bốn bảo vật thiêng liêng của nhà Phật gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Ngôi chùa có niên đại trên 2.600 tuổi này tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara với bốn lối đi dẫn vào ở cả bốn hướng. Trong đó bao gồm 1.000 ngôi chùa lớn nhỏ với tâm điểm là tòa tháp khổng lồ cao 99m được dát vàng. Đặc biệt, đỉnh tháp có hình vương miện được tô điểm bởi 5.448 viên kim cương và hàng nghìn loại đá quý. Ước tính tổng số vàng được dát tại chùa Vàng lên tới 60 tấn.
Đến với chùa Vàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn đều bị choáng ngợp bởi sắc vàng. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau, sắc vàng ấy sẽ thiên biến theo một cung bậc khác nhau. Buổi sáng, là sắc vàng uy nghi, rực rỡ khi ánh nắng mặt trời phản chiếu lấp lánh trên những bức tường được dát vàng. Buổi chiều tà là sắc vàng nhuốm màu thời gian. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, ta cảm nhận rõ rệt sự chuyển biến của đất trời. Khi ánh sáng cuối cùng của ngày như hội tụ hết trên ngọn tháp vàng cao nhất, ta bắt đầu nhìn thấy màu sắc khác nhau của những viên kim cương trên đỉnh tháp. Có 7 viên gạch được đánh dấu trên sân, khi đứng ở mỗi vị trí đó, sẽ thấy một màu sắc khác nhau. Còn khi màn đêm buông xuống, đó là thứ ánh sáng lung linh nổi bật trên nền đen huyền bí, tạo nên một không gian đầy mê hoặc.
Một điều khá thú vị ở chùa Vàng đó là mỗi người sinh vào ngày khác nhau trong tuần sẽ tìm đến những góc cầu nguyện khác nhau. Chẳng hạn như bạn sinh vào thứ hai, bạn sẽ tìm đến biển treo Monday Corner... Tại đây, bạn sẽ làm lễ dâng hoa, tắm cho tượng Phật, cầu chúc những điều bình an cho gia đình và bản thân. Số cốc nước được tắm cho tượng Phật sẽ bằng số tuổi của bạn. Sau khi làm lễ xong, bạn có thể tìm cho mình một góc nhỏ tại sảnh lớn làm điểm dừng chân. Tại đây, bạn sẽ bắt gặp những người đàn ông khoan thai, thư thái hay những phụ nữ trang điểm lên má thứ bột giã từ vỏ cây Thanakha đang chắp tay thành tâm khấn vái. Bạn cũng được chứng kiến từng đoàn người hành hương đến chùa Vàng cứ nối tiếp nhau. Thế mới biết, đức tin của người Myanmar mãnh liệt đến thế nào.

Khám phá các báu vật nhà chùa Việt Nam

Khám phá các báu vật nhà chùa Việt Nam
Các báu vật này cũng giúp cho những người đời sau hiểu biết thêm về trình độ mỹ thuật, hội họa, kiến trúc của ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử. Báu vật trong các ngôi chùa Việt có thể là các loại tượng hoặc là các đồ tế khí được thờ trang trọng trong chùa.

Thiền phái Trúc Lâm - sự ra đời của Phật giáo Việt Nam

Từ Thiền phái Trúc Lâm, Phật Giáo Việt Nam chính thức có tông phái riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời.

Thiền phái Trúc Lâm - sự ra đời của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đi vào lòng dân tộc với bao thăng trầm. Tuy nhiên, chỉ đến khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất ở thế kỷ 13 thì Phật Giáo Việt Nam mới chính thức có tông phái riêng, nền tảng triết lý, hành đạo riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh
Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.