Bí ẩn loài chim có nhiều tên gọi nhất Việt Nam

Điều đặc biệt khiến loài chim này có nhiều cái tên là do tiếng kêu rất kì lạ của chúng. Mỗi lần chúng kêu, người ta có thể nghe thành 4 âm khác nhau.

Chim bắt cô trói cột (còn có tên khác là chim cù cu, chim chim cu đất,...) là loài chim thuộc họ Cu cu, phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc, Liên bang Nga ở phía bắc. Loài chim này thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600 m.

Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam
 Chim bắt cô trói cột.
 
Chim bắt cô trói cột có thân hình trung bình, chim trống và chim mái khá giống nhau. Nửa thân trên có màu trắng còn nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng.

Tên gọi "bắt cô trói cột" của loài chim này bắt nguồn từ tiếng kêu đặc trưng của chúng. Tiếng kêu của loài chim này hết sức đặc biệt, mỗi lần chúng kêu người ta có thể nghe thành 4 âm khác nhau. Có nhiều người gọi là ‘chín cô bốn chục’( khi chê các cô rớt giá) hoặc ‘bốn cô chín chục’ (Khi các cô lên giá). Ngoài ra chim còn có các tên như ‘năm trâu sáu cột’, ‘khó khăn khắc phục’, ‘trói cô vào cột’, ‘có con treo cột’…

Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam-Hinh-2
 

Chim bắt cô trói cột là loài chim có tập tính đẻ trứng vào tổ của chim khác, chủ yếu là chim nhạn và chim sẻ. Sau khi đẻ trứng, chim bắt cô trói cột sẽ rời đi và không bao giờ quay lại. Chim bố mẹ của con chim bị bắt buộc phải nuôi nấng chim non của chim bắt cô trói cột. Vì trứng của chim bắt cô trói cột rất giống với trứng của các loài chim này khiến loài chim chủ không nhận ra và nuôi nấng như con mình. Tập tính này của chim bắt cô trói cột được gọi là "đẻ trứng ký sinh". Tập tính này giúp chim bắt cô trói cột tiết kiệm thời gian và công sức nuôi con.

Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam-Hinh-3
 

Chim bắt cô trói cột là loài chim bay giỏi, chúng có thể bay với tốc độ 60km/giờ. Loài chim này là loài ăn tạp, thức ăn của chúng là côn trùng, chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng,...ngoài ra chúng ăn cả trái cây.

Loài chim duy nhất có 2 ngón chân, có mắt to hơn não

Có thể nói, Đà điểu là loài chim kỳ lạ nhất trên hành tinh. Loài động vật này sở hữu những đặc điểm mà không có loài chim nào có.

Những đoạn hình ảnh đà điểu chạy như bay trên đường cao tốc từng khiến nhiều người không khỏi thích thú. Đáng nói, loại động vật này còn ẩn chứa nhiều điểm đặc biệt.

Theo đó, đà điểu là loài động vật có nguồn gốc từ châu Phi, thường sinh sống ở sa mạc, đồng cỏ và cây bụi, hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng sớm và hoàng hôn.

Kỳ lạ chim yến bay tới 10 tháng không cần hạ cánh

Chim yến có tỷ lệ sống sót cao hơn so với các loài chim khác và thời gian bay của chúng được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng, một số loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ khi đang bay và thực sự có một loài chim như vậy khi nó có thể bay đến 10 tháng mà không cần hạ cánh.

Ky la chim yen bay toi 10 thang khong can ha canh

Ảnh minh họa.

4 cánh cửa khắc hình rồng sóng nước ở Nam Định- báu vật vô giá

Chùa Phổ Minh – ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Nam Định với tuổi đời trên 800 năm đang lưu giữ báu vật vô giá nhưng không phải ai cũng biết.

4 canh cua khac hinh rong song nuoc o Nam Dinh- bau vat vo gia

Bộ cánh cửa gồm có 4 tấm chạm khắc hình rồng ở gian giữa nhà Tiền đường, chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Nam Định có niên đại từ thời Trần. 

4 canh cua khac hinh rong song nuoc o Nam Dinh- bau vat vo gia-Hinh-2

Bộ cánh cửa được làm bằng gỗ lim nguyên khối; mỗi tấm cao 1,9m, rộng 0,8m và có chân quay ở hai đầu cửa phía trong. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới