Sau 25 năm lưu trữ, một nhà sử học của viện bảo tàng London đã kiểm tra lại và tin rằng đây là những bằng chứng về những đấu sĩ đầu tiên ở London.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các sọ đều có dấu hiệu bị tổn thương trước khi chết mặc dù họ chết trong thời bình.
Chiếc sọ này cho thấy lực của vật rất sắc gây tổn thương. |
Theo Rebecca Redfern, tiến sĩ trung tâm khảo sinh loài người của bảo tàng London tin rằng, những sọ người này là do việc tuyển mộ những người hiến tế hoặc tàn tích của các đấu sĩ – (võ sĩ hoặc võ sĩ giác đấu) những người chết vì thể thao.
Theo tờ The Independent, một số sọ là do bị chặt đầu và một vài cái có phần xương hàm bị vỡ - do hầu hết các nạn nhân bị bạo lực.
Xương hàm của một người đàn ông trưởng thành cho thấy bị một vũ khí sắc làm tổn thương. Những nghiên cứu này tiết lộ hầu hết các nạn nhân đều có cuộc sống bạo lực. |
Quai hàm của một người đàn ông trưởng thành với dấu tích gặm của chó. Những khúc xương này được cho là bằng chứng đầu tiên về những đấu sĩ ở London. |
Riến sĩ Redfern phân tích rằng, họ bị hành hung hơn cả mức giết một người. Hơn nữa, những bộ sọ được tìm thấy cũng đưa ra bằng chứng những cú đánh phức tạp, có thể gây chết người vào đầu cùng với những vết thương đã được chữa lành cho thấy họ có cuộc sống hung ác, bạo lực.
Mặc dù các nhà sử học đã biết về sự tồn tại sọ người ở khu này trong nhiều năm nhưng tiến sĩ Redfern nhận định: đây là bằng chứng vật thể đầu tiên về những đấu sĩ ở London.
Bản vẽ thiết kế lại London La Mã. Những chiếc sọ người được phát hiện dưới một hầm mỏ vào năm 1988, bây giờ là cửa hiệu sách Waterstones ở 52 - 63 London Wall. |
Một chiếc sọ khác và gốm được tìm thấy gần đây dưới khu nghĩa trang Bedlam lịch sử. |
Bà cũng nói thêm rằng: “ Đây là phát hiện vô cùng sửng sốt vì trước đó chúng tôi không có chứng cứ về các đấu sĩ kiểu như thế này ở London La Mã (London do đế chế La Mã đặt nền móng đầu tiên với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm). Đây là nguồn bằng chứng về những đấu sĩ ở London. Đây là bia mộ của những đấu sĩ, nhưng chúng tôi nghĩ những cái sọ này được đưa tới Anh (sau thế kỉ 17). Báo Times cũng đưa ra phân tích rằng, những di chỉ này được ném vào các hầm mỏ vào khoảng năm 120 đến 160 trước công nguyên. Đây là thời gian hòa bình ở Anh La Mã.
Bà Redfern khẳng định, những di chỉ này không phải có trong những hầm mỏ này, mà cả ở những bức tường của thành phố - nơi nhiều người cho rằng những xác chết không được chôn cất.
Gần 20 sọ người La Mã được khai quật bởi những người thợ đào hầm làm việc dưới sân ga Liverpool Street - nơi con sông lịch sử Walbook chảy qua.