Sự thực nghiệt ngã về võ sĩ giác đấu thời cổ đại

(Kiến Thức) - Võ sĩ giác đấu thua cuộc sẽ bị xẻ thịt, thi thể của họ bị chia cho những người có mặt tại đấu trường đem về nấu thành thức ăn. 

Sự thực nghiệt ngã về võ sĩ giác đấu thời cổ đại
Võ sĩ giác đấu trong tiếng Latin là “gladiator” nghĩa là kiếm sĩ hay có cách gọi khác là đấu sĩ hoặc võ sĩ. Những trận chiến sinh tử của các đấu sĩ thường không tránh khỏi việc đổ máu thậm chí là mất mạng. Các võ sĩ chân chính có thể tham gia những trận chiến ở đấu trường La Mã. Trong nhiều trường hợp khác, tội phạm bị kết án tử hình, tù nhân chiến tranh hay nô lệ sẽ bị quan chức La Mã ép tham gia vào trò chơi chém giết đồng loại và trở thành thú đối tượng để mọi người cá cược thắng thua.
Tuy nhiên, một số người dân tự nguyện làm võ sĩ giác đấu với mục đích chính là kiếm được nhiều tiền bạc hay danh vọng. Cuộc chiến sinh tử này được cho là trò chơi tàn độc nhất lịch sử. Nó trở thành thú mua vui phổ biến trong thời kỳ Cộng hòa La Mã (năm 509 - 27 trước công nguyên) và Đế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên - 476). Từ những năm 60, phụ nữ cũng bị hấp dẫn và lôi kéo tham gia đấu trường sinh tử ghê rợn này. Mãi đến thời đại cai trị của Hoàng đế Septimius Severus (145-211) thì trò chơi đẫm máu này mới bị cấm.
Bên cạnh các trận chiến sinh tử giữa người với người, một hình thức giác đấu nữa là những trận tranh hùng giữa người với quái thú hay thú dữ so tài với nhau.
Hàng ngàn khán giả phấn khích reo hò, vui mừng khi võ sĩ giác đấu hạ gục và giết chết đối thủ.
Hàng ngàn khán giả phấn khích reo hò, vui mừng khi võ sĩ giác đấu hạ gục và giết chết đối thủ.
Mỗi khi đấu trường La Mã mở cuộc chiến như vậy đều thu hút rất đông khán giả đến xem. Hàng ngàn người chăm chú quan sát những pha hành động chém giết nhau của các võ sĩ. Khán giả reo hò, cổ vũ nhiệt tình, thậm chí tỏ rõ vui sướng khi nhìn thấy có người đổ máu, trúng đòn của đối phương hay bị giết. Một số người còn hét lên “Giết! Giết! Giết!" khi có võ sĩ bại trận. Võ sĩ giác đấu thua cuộc phải giơ tay lên hỏi ý kiến dân chúng và sẽ có cơ hội sống sót nếu đa số chỉ ngón tay cái lên trời. Ngược lại, họ sẽ có thể bị giết ngay tại chỗ nếu như đám đông chỉ ngón cái xuống đất.
Các võ sĩ giác đấu được trang bị vũ khí và quần áo giống như những kẻ mọi rợ khi chỉ quấn khố và sử dụng hung khí được tẩm độc. Hầu hết, võ sĩ đều không mặc áo khi chiến đấu, có thể đi chân không hoặc mang dép sandal. Thỉnh thoảng, một số người được bảo hộ cơ thể bằng một loại quần áo có tính chất bảo vệ giống như áo giáp.
Những vũ khí mà võ sĩ sử dụng gồm có roi da, kiếm cong ngắn, lưới, dao găm, đinh ba… Căn cứ vào vũ khí, trang bị của họ mà người La Mã phân chia ra nhiều kiểu võ sĩ giác đấu như: đấu sĩ đội mũ giáp (myrmillo), đấu sĩ đeo mạng lưới (retiariae) hay võ sĩ che mặt (samnite).
Một số võ sĩ giác đấu giành chiến thắng sẽ trở thành người nổi tiếng và được mọi người tung hô như những ngôi sao. Họ cũng trở thành đối tượng mà nhiều phụ nữ khao khát được ở bên. Thêm vào đó, họ sẽ bị xăm hình lên mặt, cẳng chân và bàn tay để mọi người dễ dàng phân biệt các võ sĩ với nhau.
Ban đầu, người ta tổ chức cuộc so tài giữa đấu sĩ trong các đám ma của những gia tộc quyền quý. Sau đó, hoạt động mang tính tiêu khiển này được phổ biến trong xã hội.
Ban đầu, người ta tổ chức cuộc so tài giữa đấu sĩ trong các đám ma của những gia tộc quyền quý. Sau đó, hoạt động mang tính tiêu khiển này được phổ biến trong xã hội.
Đến năm 80, hoàng đế Titus đã cho công nhân xây dựng đấu trường riêng và đặt tên cho nó là Colisée. Nơi diễn ra cuộc so tài đẫm máu đó có sức chứa từ 50.000 – 80.000 người xem. Nó có hình elip và bố trí nhiều hàng ghế mang dáng dấp của hình bậc thang.
Sau đó, người La Mã cổ đại đưa các võ sĩ giác đấu từ khắp mọi nơi mà đế chế La Mã thống trị (trong đó có cả khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, Anh) đến tham gia các cuộc chiến sinh tử. Dần dần, người ta xây dựng thêm nhiều đấu trường khác như ở London và Chester.
Theo các tài liệu lịch sử, trận đấu sinh tử ở đấu trường La Mã đầu tiên xuất hiện giống như một phần của nghi lễ tôn giáo vào thời văn minh Etruscans của Italy thời cổ đại. Cụ thể, vào năm 264 trước công nguyên, sau cái chết của vị quý tộc nổi tiếng Junius Brutus, con trai của ông muốn vinh danh tên tuổi của người cha quá cố đồng thời muốn tìm võ sĩ khỏe mạnh, thiện chiến hộ tống ông sang thế giới bên kia nên đã tổ chức một cuộc đấu đá, chém giết ngay trong lễ tang. Trong số 22 tù nhân chiến tranh, người ta chọn ra 3 cặp võ sĩ thi đấu với nhau tại đấu trường Boarium. Võ sĩ còn sống sót duy nhất được vinh danh như một tên tuổi ưu tú. Những người quá cố được cho là sẽ sang thế giới bên kia hộ tống, bảo vệ Junius Brutu.
Từ đó, những cuộc chiến sinh tử như vậy nhanh chóng phổ biến trong xã hội. Năm 216 trước công nguyên, trong tang lễ của Marcus Aemilius Lepidus, người ta tổ chức cuộc chiến sinh tử giữa 22 đấu sĩ để tìm ra người mạnh nhất. 10 năm sau đó, vị tướng quân người châu Phi có tên Scipio "The Great" cũng đã tổ chức những trận giác đấu khác để tưởng nhớ đến công ơn của người cha và chú. Một trong những trận đấu hoành tráng có phần ngông cuồng với sự tham gia của 120 võ sĩ giác đấu. Những người này so tài chém giết nhau trong suốt 3 ngày. Đấu trường tầm cỡ to lớn trên do gia tộc Crassi tổ chức vào năm 183 trước công nguyên.
Không chỉ đấu người với người, võ sĩ còn so tài với mãnh thú.
 Không chỉ đấu người với người, võ sĩ còn so tài với mãnh thú.
Nếu võ sĩ thất bại và có nhiều vết thương nặng thì sẽ bị người khác dùng một chiếc búa to đánh một cú chí mạng vào đầu dẫn đến tử vong. Thi thể của võ sĩ bại trận sẽ được xử lý tùy theo xuất thân của mỗi người. Đối với tầng lớp tử tù, họ sẽ được đem chôn hoặc ném xuống sông. Những võ sĩ giác đấu khác xuất thân từ tầng lớp thường dân hay quý tộc sẽ được chôn cất tử tế với lòng thành kính của mọi người. Còn trong cuộc chiến sinh tử giữa võ sĩ với thú dữ thì một số trường hợp con thú đó sẽ ăn thịt kẻ thua cuộc ngay tại đấu trường. Người ta để chuyện đó xảy ra vì cho rằng, điều đó sẽ giúp chúng quen dần với mùi thịt người. Từ đó, chúng sẽ chiến đấu hăng máu hơn trong những trận đấu kế tiếp. Thậm chí, một số võ sĩ chết trên đấu trường còn bị xẻ thịt và phân phát cho những người đến xem mang về chế biến thành thức ăn hay làm đồ vật mang tính kỷ niệm.
Theo kết quả nghiên cứu về các các bộ xương của võ sĩ giác đấu thời kỳ này, các chuyên gia phát hiện nhiều thi thể có một cánh tay khỏe hơn cánh tay còn lại. Điều này cho thấy họ được huấn luyện để sử dụng các vũ khí lớn ngay từ khi còn trẻ. Giới khoa học còn cho hay, võ sĩ thời này sở hữu cơ thể cường tráng, vạm vỡ, cao to hơn so với những người bình thường.
Một số võ sĩ giác đấu nổi tiếng thời xưa gồm: Hoàng đế Commodus, võ sĩ Spartacus, tướng quân Mark Anthony. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả là trường hợp của Hoàng đế Commodus. Ông từng làm võ sĩ giác đấu và có cuộc so tài với quái thú. Trong tài liệu của Cassius Dio (164-235 sau công nguyên) có nhắc đến cuộc so tài của vị hoàng đế trên: "Sau khi giết chết một con đà điểu châu Phi và chặt đầu nó, hoàng đế Commodus đi tới chỗ các vị chức sắc ngồi. Ông nắm đầu con thú bằng tay trái và tay phải lắc lư thanh gươm dính đầy máu. Không nói một lời, ông chỉ hất hàm và nở nụ cười đầy thách thức, ám chỉ rằng ông có thể làm điều tương tự với mọi người".

10 bí mật bất ngờ về samurai

(Kiến Thức) - Không chỉ đàn ông, phụ nữ Nhật Bản thời xưa cũng trở thành những samurai đầy dũng mãnh và thiện chiến.

10 bí mật bất ngờ về samurai
Võ sĩ đạo là một thuật ngữ thường dùng để chỉ nam giới Nhật Bản. Tuy nhiên, phái đẹp ở quốc gia này cũng được huấn luyện võ đạo giống như nam giới. Người ta gọi họ là "Onna-Bugeisha" (tức nữ võ sĩ đạo). Nữ samurai cũng thực hành chiến đấu với những người đồng đạo là nam giới. Tuy nhiên, họ thường sử dụng một thanh kiếm giống như lưỡi dao và tương đối nhẹ.
 Võ sĩ đạo là một thuật ngữ thường dùng để chỉ nam giới Nhật Bản. Tuy nhiên, phái đẹp ở quốc gia này cũng được huấn luyện võ đạo giống như nam giới. Người ta gọi họ là "Onna-Bugeisha" (tức nữ võ sĩ đạo). Nữ samurai cũng thực hành chiến đấu với những người đồng đạo là nam giới. Tuy nhiên, họ thường sử dụng một thanh kiếm giống như lưỡi dao và tương đối nhẹ.
Theo những tài liệu lịch sử của Nhật Bản, các nữ võ sĩ đạo thời xưa có số lượng khá đông. Vai trò của họ trong các trận chiến được đánh giá cao. Căn cứ kết quả phân tích DNA của các thi thể chiến binh samurai tử trận trong trận chiến Senbon Matsubaru năm 1580, 35 trong tổng số 105 võ sĩ đạo là nữ. Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát, kiểm tra các khu vực xung quanh đều cho ra kết quả tương tự.
Theo những tài liệu lịch sử của Nhật Bản, các nữ võ sĩ đạo thời xưa có số lượng khá đông. Vai trò của họ trong các trận chiến được đánh giá cao. Căn cứ kết quả phân tích DNA của các thi thể chiến binh samurai tử trận trong trận chiến Senbon Matsubaru năm 1580, 35 trong tổng số 105 võ sĩ đạo là nữ. Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát, kiểm tra các khu vực xung quanh đều cho ra kết quả tương tự.   

Sự thực gây sốc về Ninja

(Kiến Thức) - Nhiều người tin rằng Ninja là đối tượng phát minh ra các vũ khí chiến đấu đặc thù như kiếm ngắn và phi tiêu Shuriken, nhưng thực tế có phải vậy?

Sự thực gây sốc về Ninja
1.Theo sử sách Nhật Bản, Ninja vẫn còn tồn tại và có lịch sử hoạt động từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Đây được coi là thời điểm chính trị bất ổn nhất trong lịch sử của xứ sở hoa anh đào. Năm 1603, Tokugawa Ieyasu là vị tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa đã lãnh đạo binh sĩ, Ninja thống nhất đất nước.
1.Theo sử sách Nhật Bản, Ninja vẫn còn tồn tại và có lịch sử hoạt động từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Đây được coi là thời điểm chính trị bất ổn nhất trong lịch sử của xứ sở hoa anh đào. Năm 1603, Tokugawa Ieyasu là vị tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa đã lãnh đạo binh sĩ, Ninja thống nhất đất nước. 
Theo ghi chép, Ninja là những người sử dụng Nhẫn thuật Ninjutsu - loại hình chiến đấu biệt lập phát triển chủ yếu từ vùng Iga tại tỉnh Mie và làng Koka thuộc tỉnh Shiga. Kể từ khi đất nước thống nhất, vai trò của Ninja dần phai nhạt và mất đi vai trò trong xã hội. Hiện, Ninja thường mặc những trang phục rất hiện đại và “sứ mệnh” của họ là làm gián điệp, vệ sĩ hoặc được thuê để ám sát nhân vật nào đó. Ninja được phân thành 3 cấp: cao nhất là Jonin, tiếp theo là Chunin và thấp nhất là Genin.
Theo ghi chép, Ninja là những người sử dụng Nhẫn thuật Ninjutsu - loại hình chiến đấu biệt lập phát triển chủ yếu từ vùng Iga tại tỉnh Mie và làng Koka thuộc tỉnh Shiga. Kể từ khi đất nước thống nhất, vai trò của Ninja dần phai nhạt và mất đi vai trò trong xã hội. Hiện, Ninja thường mặc những trang phục rất hiện đại và “sứ mệnh” của họ là làm gián điệp, vệ sĩ hoặc được thuê để ám sát nhân vật nào đó. Ninja được phân thành 3 cấp: cao nhất là Jonin, tiếp theo là Chunin và thấp nhất là Genin. 

10 vụ “chạm trán” UFO nổi tiếng 1 thế kỷ qua

(Kiến Thức) - UFO hay “các vật thể bay không xác định” luôn là ẩn số có sức hấp dẫn vô cùng to lớn đối với con người.

10 vụ “chạm trán” UFO nổi tiếng 1 thế kỷ qua
Từ năm 1896 – 1897, những tia sáng lạ đã liên tục di chuyến trên bầu trời tại San Francisco, bang California và nhiều nơi khác trên khắp các khu vực phía Tây của nước Mỹ. Vì không thể giải thích hiện tượng này, người ta đã cho rằng người ngoài hành tinh chính là tác giả các đốm sáng kỳ lạ. Cho đến ngày nay, hiện tượng này vẫn chưa có lời giải đáp.
 Từ năm 1896 – 1897, những tia sáng lạ đã liên tục di chuyến trên bầu trời tại San Francisco, bang California và nhiều nơi khác trên khắp các khu vực phía Tây của nước Mỹ. Vì không thể giải thích hiện tượng này, người ta đã cho rằng người ngoài hành tinh chính là tác giả các đốm sáng kỳ lạ. Cho đến ngày nay, hiện tượng này vẫn chưa có lời giải đáp.
Ngày 7/7/1947, một UFO đã lao xuống thị trấn Roswell ở New Mexico, Mỹ, với những mảnh vỡ kim loại nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Nông dân Matt Brazell là người duy nhất phát hiện vụ việc và báo nó cho các nhà chức trách Mỹ đến hiện trường thu nhặt các mảnh vỡ. Từ đó xuất hiện rất nhiều thông tin giật gân rò rỉ từ giới chức Mỹ như mảnh vỡ thuộc về phi thuyền của người ngoài hành tinh, cũng như chi phí khổng lồ cho việc nghiên cứu vấn đề này. Chính phủ Mỹ đã phủ nhận tất cả các thông tin trên.
 Ngày 7/7/1947, một UFO đã lao xuống thị trấn Roswell ở New Mexico, Mỹ, với những mảnh vỡ kim loại nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Nông dân Matt Brazell là người duy nhất phát hiện vụ việc và báo nó cho các nhà chức trách Mỹ đến hiện trường thu nhặt các mảnh vỡ. Từ đó xuất hiện rất nhiều thông tin giật gân rò rỉ từ giới chức Mỹ như mảnh vỡ thuộc về phi thuyền của người ngoài hành tinh, cũng như chi phí khổng lồ cho việc nghiên cứu vấn đề này. Chính phủ Mỹ đã phủ nhận tất cả các thông tin trên.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới