Bí ẩn không giải về thi hài bạo chúa Tần Thủy Hoàng

Bí ẩn không giải về thi hài bạo chúa Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Sau khi qua đời vào năm 210 trước công nguyên, thi hài Tần Thủy Hoàng được mai táng trong lăng mộ với nhiều kho báu. Tuy nhiên, không ai biết thi hài của vị hoàng đế này còn nguyên vẹn đến nay hay không.

Là nhà sáng lập nên nhà Tần,  Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu.
Là nhà sáng lập nên nhà Tần, Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu.
Sinh thời, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng một lăng mộ lớn để làm nơi yên nghỉ sau này. Theo ước tính, khoảng 700.000 công nhân được huy động để xây dựng lăng mộ giống như cung điện trong lòng đất cho Tần Thủy Hoàng.
Sinh thời, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng một lăng mộ lớn để làm nơi yên nghỉ sau này. Theo ước tính, khoảng 700.000 công nhân được huy động để xây dựng lăng mộ giống như cung điện trong lòng đất cho Tần Thủy Hoàng.
Vào 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời khi đang trên đường đi tuần du.
Vào 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời khi đang trên đường đi tuần du.
Theo một số tài liệu cổ, Tần Thủy Hoàng băng hà vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc).
Theo một số tài liệu cổ, Tần Thủy Hoàng băng hà vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc).
Sau khi băng hà, đoàn xe chở linh cữu của Tần Thủy Hoàng không đi đường tắt để về Lạc Dương sớm nhất. Thay vào đó, đoàn người ngựa đi đường vòng để về kinh đô Lạc Dương.
Sau khi băng hà, đoàn xe chở linh cữu của Tần Thủy Hoàng không đi đường tắt để về Lạc Dương sớm nhất. Thay vào đó, đoàn người ngựa đi đường vòng để về kinh đô Lạc Dương.
Tần Thủy Hoàng băng hà vào mùa hè. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng điều kiện thời tiết oi nóng có thể đã khiến thi hài Tần Thủy Hoàng bị thối rữa.
Tần Thủy Hoàng băng hà vào mùa hè. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng điều kiện thời tiết oi nóng có thể đã khiến thi hài Tần Thủy Hoàng bị thối rữa.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, các nhà khảo cổ phát hiện thi hài một phụ nữ còn khá nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ thời Hán tại thành phố Trường Sa, Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, các nhà khảo cổ phát hiện thi hài một phụ nữ còn khá nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ thời Hán tại thành phố Trường Sa, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, nếu như thi hài người phụ nữ này được bảo quản tốt như vậy thì từ thời nhà Tần, người xưa đã có thể biết tới kỹ thuật ướp xác.
Theo các chuyên gia, nếu như thi hài người phụ nữ này được bảo quản tốt như vậy thì từ thời nhà Tần, người xưa đã có thể biết tới kỹ thuật ướp xác.
Điều này khiến một số chuyên gia hy vọng rằng, thi hài Tần Thủy Hoàng có thể cũng được bảo quản cẩn thận và còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Điều này khiến một số chuyên gia hy vọng rằng, thi hài Tần Thủy Hoàng có thể cũng được bảo quản cẩn thận và còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Bí mật về thi hài Tần Thủy Hoàng chỉ có thể được giải mã khi giới chuyên gia tìm được hài cốt của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.
Bí mật về thi hài Tần Thủy Hoàng chỉ có thể được giải mã khi giới chuyên gia tìm được hài cốt của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.
Mời độc giả xem video: Bức tượng thời Tần Thủy Hoàng bị mất ngón tay (nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT