Quyền lực tối thượng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa

Thống nhất thiên hạ và trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, người đời sau luôn đặt câu hỏi về quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng.

Quyền lực tối thượng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa
Theo Ancient Origins, nhà Tần là triều đại quân chủ chuyên chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại này đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây là lần đầu tiên Trung Hoa quy về một mối, đặt nền móng cho sự xuất hiện của các kỳ quan thế giới như Vạn lý trường thành hay đội quân đất nung.
Hình tượng Tần Thủy Hoàng trong phim truyền hình Trung Quốc.
Hình tượng Tần Thủy Hoàng trong phim truyền hình Trung Quốc. 
Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Trung Quốc bị chia làm 7 nước dưới thời Chiến quốc. Cuối thời kỳ này, Tần Thủy Hoàng đã thành công trong việc chinh phục tất cả các thế lực còn lại, đưa ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Tần Thủy Hoàng dự định triều đại mà ông cai trị sẽ kéo dài cho 10.000 thế hệ sau (mang ý nghĩa trường tồn mãi mãi), nhưng trên thực tế, nhà Tần chỉ tồn tại trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ.
Có thể nói, nhà Tần và đặc biệt là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa vẫn còn mang lại những ảnh hưởng sâu rộng đến tận ngày nay.
Quyền lực tối thượng của Tần Thủy Hoàng
Theo các nhà sử học, có nhiều yếu tố dẫn đến thành công của Tần Thủy Hoàng. Một trong số đó là vị trí chiến lược về mặt địa lý.
Nước Tần khởi nguồn ở tỉnh Thiểm Tây, được những ngọn núi bao bọc, giúp bảo vệ trước sự dòm ngó của các thế lực đối địch ở phía đông. Đồng thời, vị trí địa lý chiến lược giúp nhà Tần có thể dễ dàng tiếp cận vùng đồng bằng qua sông Hoàng Hà ở phía bắc Trung Quốc.
Vị trí địa lý của nước Tần ở thời Chiến quốc.
Vị trí địa lý của nước Tần ở thời Chiến quốc. 
Ngoài ra, nước Tần khi đó đã sớm thành công trong việc xây dựng mô hình quyền lực tập trung và ban hành hệ thống luật pháp trên khắp lãnh thổ. Điều này giúp nước Tần chiếm ưu thế hơn các đối thủ.
Quân đội nước Tần cũng mạnh mẽ hơn các nước khác bởi họ đã biết sử dụng xe ngựa để chuyển bại thành thắng trong các trận chiến. Cuối cùng, của nước Tần không thể thành công nếu không có một người đứng đầu nổi tiếng tàn bạo như Tần Thủy Hoàng.
Trước khi trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng hay còn gọi là Doanh Chính, lên ngôi vua vào năm 246 TCN khi mới 13 tuổi. Khi còn nhỏ, quốc sự chủ yếu do Lã Bất Vi, tướng quốc nước Tần thời Chiến Quốc phụ trách.
Sau khi Lã Bất Vi qua đời vào năm 235 TCN, Tần Vương Chính mới thực sự nắm toàn quyền kiểm soát và nuôi tham vọng thống nhất toàn bộ Trung Hoa.
Toàn bộ chiến dịch thống nhất Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng kéo dài vỏn vẹn trong 9 năm (230-221 TCN), khi nước Tề bị tiêu diệt.
Dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng triều đại Nhà Tần dưới thời Tần Thủy Hoàng đã để lại nhiều dấu ấn đáng ghi nhận, bao gồm xây dựng và thống nhất hệ thống đo lường, chữ viết, luật pháp, mạng lưới giao thông và hợp nhất tiền tệ, mạng lưới y tế, chữa trị được nhiều loại bệnh.
Tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tận ngày nay
Tần Thủy Hoàng qua đời vào năm 210 TCN và điều khiến hậu thế kinh ngạc là ông còn tạo ra cả một đội quân bằng đất nung hơn 8.000 binh sĩ để giúp mình sang thế giới bên kia.
Tần Thủy Hoàng còn cho xây dựng khu lăng mộ khổng lồ, cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Người ta ước tính rằng khoảng 700.000 người tham gia xây dựng lăng mộ khổng lồ này.
Bên cạnh các câu chuyện thần thoại về đội quân đất nung và nghi vấn những chiếc bẫy chết người, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bí ẩn thách đố hậu thế.
Cuối cùng, Vạn lý trường thành vẫn còn tồn tại đến ngày nay là minh chứng rõ ràng nhất về tầm ảnh hưởng của triều đại thống nhất đầu tiên của Trung Hoa.

Bí ẩn đoàn binh mã đất nung tạc đúng kích cỡ người thật

Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn... sống động như một đội quân thật.

Bí ẩn đoàn binh mã đất nung tạc đúng kích cỡ người thật
Đội quân đất nung “không ai giống ai”

Vì sao Tần Thủy Hoàng đúc 12 tượng người bằng đồng khổng lồ?

Có rất nhiều những câu chuyện truyền kỳ liên quan đến Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và 12 tượng đồng của ông cũng vậy.

Vì sao Tần Thủy Hoàng đúc 12 tượng người bằng đồng khổng lồ?
Trong truyền thuyết, Tần Thủy Hoàng vừa là một đại anh hùng với công tích không thể phủ nhận, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Trung Hoa, mặt khác ông dường như cũng trở thành một bạo quân tàn nhẫn.
Để mãi hưởng dụng công tích chinh chiến của mình, Hoàng đến Tần Thủy Hoàng đã tạo ra những hành động vĩ đại mà đến nay mọi người trên thế giới vẫn còn kinh ngạc, và cũng đã để lại cho người đời nhiều bí ẩn lịch sử mà đến nay chưa thể lí giải. Việc đúc 12 tượng “kim nhân” chính là một trong những bí ẩn đó.

Hé lộ bí mật “chấn động” về đội quân đất nung hùng hậu của Tần Thủy Hoàng

Đội quân với hơn 8.000 bức tượng chiến binh trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện về khảo cổ lớn nhất thế giới. Được khai quật từ 1974 song cho đến nay, công trình này vẫn ẩn chứa nhiều bí mật "chấn động".

Hé lộ bí mật “chấn động” về đội quân đất nung hùng hậu của Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ vua Tần Thủy Hoàng nằm ở chân núi Ly Sơn, nằm gần thành cổ Tây An, Trung Quốc. Phía trong khu mộ, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 8.000 tượng chiến binh làm bằng đất nung cùng hàng ngàn vũ khí, cỗ xe và ngựa.
Người ta nhận thấy, mỗi bức tượng lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng đều có kích cỡ tương đương người thật và khuôn mặt, cử chỉ, hình dáng khác nhau chứng tỏ đã trải qua công trình điêu khắc tinh vi, tỉ mỉ. Không chỉ có số lượng "khủng", đội quân còn đặc biệt bởi sắc thái sống động như người thật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới