Bí ẩn đằng sau việc cả đàn sư tử bỗng nhiên rủ nhau trèo cây

Sư tử chưa bao giờ được biết đến là loài động vật giỏi leo trèo do thân hình quá khổ của chúng.

Sư tử, loài động vật đứng đầu muôn loài thường được biết đến là biểu tượng của sự mạnh mẽ, dữ tợn và oai nghi. Bất kỳ loài động vật nào khi đối diện với sư tử đều bị lấn át trước vẻ ngoài uy nghi, có phần đáng sợ, bệ vệ như một vị vua của nó.
Sức mạnh hủy diệt của một con sư tử khi đạt độ tuổi trưởng thành là điều không cần phải bàn cãi. Trong những trận chiến săn mồi, sư tử có thể đánh gục và tiêu diệt những con mồi nặng tới hơn 1 tấn. Khi cần truy đuổi, sư tử có thể bứt tốc truy đuổi lên đến gần 60 km/h.
Mang trong mình khí chất của một bậc vương giả, tuy nhiên có những lúc sư tử cũng có những khoảnh khắc rất đời thường.
Sư tử có thể cực kỳ hung dữ nhưng đôi lúc lại vô cùng hiền lành và hay chơi đùa như những chú mèo con. Chúng rên rỉ khe khẽ khi thoải mái, song lại có thể phát ra tiếng gầm oai phong, lẫm liệt cách xa 8 km vẫn khiến kẻ khác khiếp sợ. Có lúc chúng khoác lên mình vẻ lười biếng và uể oải, nhưng có lúc là những kẻ săn mồi khét tiếng, có thể hạ gục bất cứ kẻ nào ngáng đường.
Không chỉ thế, khi phải đối diện trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, vị vua sư tử cũng phải khúm núm, lộ ra những dáng vẻ yếu đuối không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy.
Một nhóm các hướng dẫn viên du lịch đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc thú vị của một đàn sư tử đang phải cố gắng trèo lên cây để tránh đợt lũ lụt khủng khiếp tại công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi.
Như đã biết, Kruger là một trong những nơi bảo tồn động vật hoang dã nổi tiếng và lớn nhất tại Nam Phi. Đây là nhà của rất nhiều chú sư tử, tuy nhiên nổi bật nhất trong số đó là gia đình Vurhami.
Hôm đó, trong chuyến đi thị sát của mình, đoàn hướng dẫn viên đã đi ngang qua khu vực cầu Cá sấu để tiến vào khu vực hoang dã. Mục đích của chuyến đi là để tìm kiếm báo hoang và những chú mèo lớn khác.
Trong số các loài thú ăn thịt, có lẽ họ hàng nhà mèo lớn là những kẻ săn mồi vừa có vẻ ngoài quyến rũ lại còn dũng mãnh, mạnh mẽ.
Nhóm các loài mèo lớn bao gồm 5 thành viên, được xếp hạng theo kích thước và trọng lượng cơ thể, lần lượt gồm: hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai và báo tuyết.
Không mất nhiều thời gian, nhóm người đã tìm thấy một chú mèo lớn đang vất vưởng ở trên cây. Ban đầu, ai cũng nghĩ đó là một con báo. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng vì phát hiện ra con vật đó lại là một con sư tử. Cuối cùng, những người này đã sống đủ lâu để có thể chứng kiến tận mắt cái ngày mà sư tử leo cây.
Mặc dù cùng trong họ "mèo lớn", nhưng sư tử chưa bao giờ thành thạo kỹ năng tưởng như là gia truyền của dòng họ này cả. Tất cả bởi thân hình quá khổ, có phần bệ vệ khiến khả năng leo trèo của "chúa sơn lâm" bị ảnh hưởng rất nhiều. Không giỏi nhưng khi trong những tình huống bắt buộc phải linh hoạt, sư tử vẫn có thể sử dụng bộ kỹ năng này.
Theo các chuyên gia nhận định, có lẽ vì sư tử không thích môi trường ẩm ướt gây ra bởi lũ lụt nên đã phải trèo lên cây để trú ẩn.

Những điều cực bất ngờ về loài sư tử sống ở châu Á

So với sư tử châu Phi, sư tử châu Á nhỏ hơn một cách rõ rệt. Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác để phân biệt sư tử châu Á với sư tử châu Phi.

Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A
Nhắc đến sư tử, người ta sẽ nghĩ đến một loài vật họ Mèo to lớn và mạnh mẽ, được coi như một biểu tượng của lục địa châu Phi. Dù vậy, châu Phi không phải nơi duy nhất mà sư tử sinh sống. Những con mèo này còn hiện diện ở châu Á, cụ thể là Ấn Độ.
Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A-Hinh-2
Sư tử châu Á, còn gọi là sư tử Ấn Độ (Panthera leo persica), không phải là loài riêng biệt mà là một phân loài sư tử có nguồn gốc từ châu Phi, đã di cư đến châu Á trong quá khứ. Phạm vi phân bố hiện tại của chúng giới hạn ở Vườn quốc gia Gir và vùng xung quanh ở bang Gujarat của Ấn Độ.

Video: Sư tử “mắng chồng té tát” vì tội làm mất mồi

Việc bị con sư tử đực làm mất miếng ăn đã khiến chú sư tử cái “nổi điên”. Thậm chí, nó còn đòi quay sang tấn công “ông chồng” của mình.

Được biết, cảnh tượng sư tử “mắng chồng té tát” vì tội làm mất mồi kể trên được du khách tình cờ ghi lại được khi đang tham quan vườn thú ở trung tâm Amsterdam, Hà Lan. Trước đó, phải mất không ít thời gian, con sư tử cái mới có thể tóm gọn được chú vịt.

Video: Su tu “mang chong te tat” vi toi lam mat moi

Sư tử cái trút giận vào sư tử đực.
Thế nhưng, việc bị con sư tử đực tranh mồi đã khiến chú sư tử cái buộc phải trốn chạy và chính điều này giúp con vịt tạo ra màn thoát chết vô cùng ngoạn mục.
Nổi điên vì bị mất mồi oan ức, con sư tử cái liền quay trang trút giận vào con sư tử đực. Thậm chí, nó còn đòi tấn công “chồng” của mình.

Video: Sư tử “mắng chồng té tát” vì tội làm mất mồi. Nguồn: Marieke Boin.

Tại sao khách đi máy bay được yêu cầu đặt điện thoại chế độ máy bay?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc sử dụng điện thoại di động trong những chuyến bay trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, khi lên máy bay, hành khách luôn bị yêu cầu đặt điện thoại ở chế độ máy bay.

Vậy tại sao lại như vậy? Tại đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật và thương mại đằng sau quy tắc này.

Đọc nhiều nhất