Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một số nước Đông Á hiện nay. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía đông nam Nga.
Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609.
Cùng năm ấy, ông phát triển các nguồn tài nguyên kinh tế, con người của đất nước cũng như kỹ thuật bằng cách thu nhận những người Hán sống tại vùng Mãn Châu.
Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, có nghĩa là thanh khiết, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu.
Triều Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử nhà Thanh, nhiều người khó hiểu về những cái chết khác lại của một số hoàng đế.
Những cái chết do khói bụi
Giải mã bí ẩn 10 hoàng đế nhà Thanh đều băng hà vào cuối đông, đầu xuân, chưa ai vượt qua hết tháng Giêng. |
Trong 10 hoàng đế nhà Thanh vào lập đô ở Bắc Kinh, hầu hết đều băng hà vào cuối đông và đầu xuân, chưa ai vượt qua hết tháng Giêng. Vua Thuận Trị chết vào ngày mùng 7, Càn Long chết vào mùng 3, Đạo Quang ngày 14 đều trong tháng Giêng.
Còn các hoàng đế Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào những ngày cuối đông giá rét.
Theo Đàm Kiện Thiêu, bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết quản bệnh viện Kính Hồ, Ma Cao mới đây đã viết cuốn “Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin về y học nằm ngoài sử sách”. Ông đã đề cập đến nguyên nhân cái chết của những vị hoàng đế nhà Thanh đều do ô nhiễm không khí.
Mùa đông lạnh giá ở thành Bắc Kinh chính là thời điểm dễ phát các bệnh về tim mạch, huyết quản và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khói bụi đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ và là sát thủ vô hình ở thành Bắc Kinh.
Thành Bắc Kinh 3 mặt giáp núi, sương mù và khói bụi rất dễ ngưng tụ nhưng rất khó phân tán, khiến cho các vị hoàng đế dù được chăm sóc đặc biệt kỹ càng cũng không thoát khỏi sự ô nhiễm tại đây.
Trong cuốn “Nguyên sử” (Lịch sử Nguyên triều), đã có ghi chép lại: “Sương mù, khói bụi bủa vây Đại Đô, nhiều ngày liên tiếp không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cổng thành bị giấu kín trong màn khói bụi”.