Theo các nhà sử gia, Trung Quốc phong kiến có cách gọi “hoàng đế” đầu tiên từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhưng vẫn chưa có cách gọi “công chúa”, mà vị công chúa đầu tiên chính là Lỗ Nguyên đời Hán. Tính từ Lỗ Nguyên đến vị công chúa cuối cùng là Vinh Thọ Cố Luân đời Thanh, Trung Quốc có tất thảy 887 công chúa.
Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc.
Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ.
Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị.
Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.
Theo lý mà nói, được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao lại thấp như vậy.
Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con. |
Một sự thật nữa cũng rất đáng ngạc nhiên, phần lớn các cách cách đều chết vì tương tư sầu muộn và rất nhiều người không có con. Uẩn khúc này do đâu?
Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ cuộc sống hôn nhân của các cách cách.
Cuộc đời nàng công chúa cuối cùng của TQ
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ sinh năm 1918 ở Lữ Thuận, là một trong 17 cách cách của Túc Thân Thiện Kỳ của vương triều Thanh, cũng là nàng cách cách cuối cùng của triều đại phong kiến TQ.
Bà là em gái của Kawashima Yoshiko (tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư) - công chúa người Mãn Châu, sau trở thành một điệp viên của Nhật Bản trong Thế chiến II, có nhan sắc và được gọi là “Hòn ngọc phương Đông”.
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ còn có tên là Kim Mặc Ngọc, là cháu gái của hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi. Năm lên 4 tuổi, cả cha mẹ bà cùng qua đời nên bà được 3 người chị gái cùng cha khác mẹ nuôi dưỡng. Kim Mặc Ngọc lớn lên trở thành một nhà điêu khắc, thư họa nổi tiếng của Trung Quốc, là vợ thứ 3 của nhà mỹ thuật Mã Vạn Lý.
Trước đây, báo chí Trung Quốc từng nói về lịch sinh hoạt của bà, khi ấy đã 89 tuổi. Bà vẫn giữ được thói quen sinh hoạt thời trẻ: 6-7 giờ sáng mới đi ngủ, 2-3 giờ chiều mới dậy. “Đánh tennis, đánh bóng chuyền, chơi golf đều vào buổi tối” và bà cười nói vô tư như một đứa trẻ. Giới truyền thông cho rằng thật khó có thể tin rằng một người trải qua bao thăng trầm của thế cuộc lại giữ được nụ cười trẻ con.
Vị cách cách cuối cùng này thường được nhắc đến vì đã cùng chồng đem toàn bộ số tiền gom góp để mua bàn ghế và sách vở, mở một lớp học tiếng Nhật. Sau đó, lớp học kia biến thành ngôi trường khang trang nhờ sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Những vị công chúa "ế"
Có thật là "con vua không sợ không lấy nổi chồng"? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra những con số thống kê như sau:
Vương triều Tây Hán có 18 vị công chúa, trong có có 1 vị không xuất giá: Dĩnh Ấp công chúa.
Vương Triều Đông Hán có 42 cô và có tận 16 cô không lấy nổi chồng: Nhữ Dương, Dương Địch, Vạn Niên,…
Thời Lưỡng Tấn có 32 công chúa và cũng có đến 12 cô không xuất giá: Tân Phong, Dương Bình, Ai Hiến…
Đời Đường tổng cộng có 221 vị công chúa và 21 công chúa "con nuôi", trong đó có đến tận 82 cô không xuất giá!
Những cô công chúa "ế" này, nguyên nhân có thể do mất sớm (chủ yếu vào đời Tống, Minh Thanh), còn đa phần là do… không có chàng trai nào chịu nổi!
Hầu hết những vị công chúa đã xuất giá đều có cuộc sống rất hạnh phúc, nhưng cũng có những cô kết hôn chưa được bao lâu liền "ly hôn", ví như Bình Nguyên công chúa (mất năm 552) sau khi lấy chồng được chưa đầy 1 tháng, 2 người đã nói lời tạm biệt.
Cũng có những vị công chúa kết hôn đến mấy lần liền, như Hán công chúa ( vương triều Tây Hán) lấy 3 đời chồng, hay Hưng Tín công chúa (con gái của Lý Long Cơ) cũng vậy…
Ảnh công chúa triều Thanh chụp cùng Từ Hy thái hậu. |
Hay ví như câu chuyện của Trường Bình công chúa, mặc dù được lấy Châu Thế Hiển, họ đã yêu nhau từ trước (năm Sùng Trinh, khi cô còn nhỏ), những tưởng họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên sau khi biết tin người em trai bị giết, chỉ vài tháng sau cô qua đời trong sự giày vò, phẫn uất.
Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, công chúa đã có mang 5 tháng!
Có thể thấy, thực tế, chuyện tình của các nàng công chúa Trung Hoa xưa không hề lung linh như những câu chuyện trong phim ảnh.
Dù là Hoàng tộc và có địa vị đứng trên vạn người, công chúa cũng không thể tự quyết định số phận của mình, đôi khi đây chính là lý do cho những câu chuyện tình bất hạnh hay dở khóc, dở cười!
Mời quý độc giả xem video Chuyện ấy của các Hoàng đế xưa (nguồn Youtube):