Beton 6 vỡ nợ, tuyên bố phá sản

Với khoản nợ hơn nghìn tỷ đồng, một doanh nghiệp tiền thân vốn Nhà nước lâu đời nhất ở Bình Dương buộc phải tuyên bố phá sản. Trong khi đó, tài sản tại đơn vị này đã bị ngân hàng niêm phong siết nợ. Người lao động nghỉ việc chưa được trả trợ cấp với số tiền hàng tỷ đồng.

Beton 6 vo no, tuyen bo pha san

Những ngày qua, người lao động đã nghỉ việc tại Công ty Beton 6 (địa chỉ Quốc lộ 1K, phường Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương) liên tục đến trụ sở doanh nghiệp này để đòi quyền lợi. Theo đó, có khoảng 70 lao động làm việc tại công ty này nhiều năm và đã nghỉ việc nhưng chưa được trả tiền trợ cấp nghỉ việc theo quy định.

Để tìm hiểu vụ việc, chiều 12/5 PV báo Tiền Phong đã liên hệ và có cuộc làm việc với phía Công ty Beton 6.

Trao đổi với PV liên quan đến vụ việc, ông Vương Đức Thiên – Trưởng phòng Pháp lý Beton 6 cho biết, hiện doanh nghiệp đang rơi vào cảnh bế tắc, khó khăn về tài chính. Do đó, khoản tiền trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc chưa thể trả hết. “Tổng trợ cấp cho người lao động nghỉ việc gần 17 tỷ đồng. Công ty đã chi trả dần được khoảng hơn 12 tỷ đồng và còn nợ chưa trả số còn lại”, đại diện Công ty Beton 6 nói.

Beton 6 vo no, tuyen bo pha san-Hinh-2Công ty Beton 6 nợ khủng buộc phải phá sản

Cũng theo vị này, công ty Beton 6 đã làm thủ tục phá sản gửi đến cơ quan chức năng và đang chờ giải quyết. Hiện, toàn bộ tài sản trong công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ với khoản nợ lên đến hơn nghìn tỷ đồng.

Theo ông Vương Đức Thiên, hiện công ty vẫn đang duy trì hoạt động theo đơn đặt hàng nhưng được sự giám sát của cơ quan chức năng và chỉ cho một khu vực nhất định. Trước đây công ty có hàng nghìn lao động, tuy nhiên hiện chỉ gần 200 người nhưng tình trạng nợ lương vẫn xảy ra do khó khăn tài chính.

Bà Nguyễn Thị Như Phương – Trưởng phòng Nhân sự Công ty Beton 6 cho biết, trong trường hợp cơ quan chức năng giải quyết phá sản sẽ ưu tiên khoản nợ của người lao động. “Chúng tôi rất muốn hỗ trợ những người lao động đã nghỉ việc vì họ có thời gian gắn bó hàng chục năm nhưng bất lực bởi lúc này công ty đang rất khó khăn”, bà Phương nói.

Theo tìm hiểu của PV, Beton 6 được ra đời vào năm 1958 là doanh nghiệp Nhà nước lâu đời nhất tại Bình Dương. Beton 6 tiền thân là Công trường đúc đà tiền áp Châu Thới thuộc Công ty RMK của Mỹ, chuyên sản xuất các loại cấu kiện BTCT tiền áp để xây dựng các cầu trên tuyến xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, quốc lộ và liên tỉnh lộ tại miền Nam.

Nóng: 100 cổ phiếu bị HNX đưa vào diện cảnh báo nhà đầu tư

(Kiến Thức) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố 100 cổ phiếu cảnh báo nhà đầu tư. Trong những cái tên bị hạn chế giao dịch có khá nhiều doanh nghiệp quen thuộc như: Sông Đà, Vinaconex, Lilama...

Theo đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố 100 cổ phiếu cảnh báo nhà đầu tư tại ngày 22/6.
Trong số 84 cổ phiếu bị hạn chế giao dịch được nêu tên, có Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, Công ty Cổ phần Lilama 45.4, Công ty Cổ phần BETON 6, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2, Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình, Công ty Cổ phần Sông Đà 12, Sông Đà 8, Sông Đà 1, Công ty Cổ phần Thuận Thảo, Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Ninh, Cônt ty Cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex, Công ty Hồng Hà Việt Nam, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5…

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy sắp bị DATC xử lý nợ

(Vietnamdaily) - Ngày 25/11, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết đang xây dựng phương án mua, xử lý khoản nợ tại Công ty Cổ phần Beton 6 (UPCoM: BT6).

Theo đó, DATC thông báo các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hợp tác xử lý nợ thì nộp hồ sơ về DATC cùng trao đổi, thống nhất hợp tác xử lý nợ. Thời gian nộp hồ sơ đề xuất đến ngày 02/12.

Beton 6 đang vay nợ những ngân hàng nào?

Tin mới