Bệnh viện Bạch Mai phong toả 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'

Sáng 28/3, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập” sau khi ghi nhận thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại đây.

Bệnh viện Bạch Mai đã lấy mẫu xét nghiệm hơn 5.000 nhân viên y tế, bệnh nhân và người lao động trong bệnh viện. Kết quả sơ bộ ban đầu, có 2 nhân viên đưa nước sôi của công ty TNHH Trường Sinh dương tính với Covid-19. Đây là Công ty chịu trách nhiệm cung cấp suất ăn và nước sôi cho bệnh viện.
Bệnh viện Bạch Mai đã phong tỏa khu vực nhà ăn. Hai nhân viên của Công ty Trường Sinh có kết quả dương tính với Covid-19 đã được đưa đi cách ly theo quy định.
Sáng 28/3, Bệnh viện này phát đi thông báo "nội bất xuất, ngoại bất nhập" Bệnh viện Bạch Mai.
Benh vien Bach Mai phong toa 'noi bat xuat, ngoai bat nhap'
Bệnh viện Bạch Mai có tổng cộng 8 bệnh nhân nhiễm Covid-19. 
Ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có những nhóm đối tượng nguy cơ, người nhà ở lâu trong bệnh viện nên bệnh viện sẽ cho làm cả định lượng kháng thể xem bệnh nhân nhiễm trước hay sau khi vào bệnh viện.
Đến nay, tổng cộng 8 bệnh nhân mắc Covid-19 liên quan Bệnh viện Bạch Mai, gồm 2 điều dưỡng, 2 nhân viên cung cấp nước sôi, 2 bệnh nhân và 2 người nhà bệnh nhân.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai bao vây khoanh vùng xử lý ổ dịch và ổ dịch tại cộng đồng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Thống kê cho thấy, trong 10 ngày vừa qua, có 14.000 người trên địa bàn Hà Nội đến khám ngoại trú ở Bệnh viện Bạch Mai.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội nhận định, nguy cơ trong bệnh viện này rất cao, do các vấn đề nội tại của bệnh viện là bệnh nhân nặng rất nhiều, nếu xảy ra dịch trong bệnh viện thì tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai là nơi đông người qua lại (thông thường mỗi ngày 5.000 - 7.000 người ra vào) nên nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn.

Những đơn thuốc tư vấn tiền triệu của Bệnh viện Bạch Mai

Nhiều bệnh nhân sau khi thăm khám tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, được các bác sĩ kê cho Đơn tư vấn và yêu cầu tìm mua các loại đã kê trong đơn. 

Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai
Hai mẹ con quê ở Khoái Châu, Hưng Yên và đơn tư vấn trị giá gần 7 triệu đồng. 
Trên thực tế, rất ít người trong số họ được giải thích thế nào là Đơn tư vấn. Tâm lý người mang bệnh, họ đơn giản là nghe lời. Mua bằng đủ, bằng được, đắt mấy cũng mua.
Nhan nhản “đơn thuốc con”
Theo tìm hiểu, một quy trình khám chữa tại Bệnh viện Bạch Mai thường diễn ra thực tế như sau:
Bệnh nhân đến trước cửa phòng khám, trình sổ khám bệnh và chờ đến lượt. Khám xong, bác sĩ sẽ trực tiếp (hoặc đọc cho y tá) ghi/đánh máy các loại thuốc ra giấy. Sau đó bác sĩ sẽ ký tên rồi yêu cầu bệnh nhân đi mua về sử dụng theo liều lượng ghi sẵn trong đơn. Với trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để tự đi mua, y tá sẽ là người mang đơn thuốc ra đưa cho người nhà. Và trong cả 2 trường hợp, hiếm khi bác sĩ, y tá giải thích gì thêm.
Nhóm phóng viên Báo Lao Động dành ra hơn 2 tháng để thu thập nhiều nhất có thể các “đơn thuốc” được kê bởi đội ngũ này, rồi tìm cách cách gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người bệnh.
Song song với đó, quá trình khảo sát hệ thống 9 nhà thuốc của Bệnh viện Bạch Mai cũng mang đến cái nhìn tổng quát về sự phổ biến của các loại đơn/phiếu tư vấn. Tại đây, chúng xuất hiện nhan nhản trên tay người bệnh, được đính kèm khéo léo dưới mỗi đơn thuốc. Vấn đề ở chỗ, không nhiều bệnh phân biệt được sự khác biệt giữa 2 loại đơn. Họ đều gọi chung là “đơn thuốc”, là “thuốc”.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-2
Các bệnh nhân đang chờ lấy thuốc tại một Nhà thuốc thuộc Bệnh viện Bạch Mai. 
Vậy đơn tư vấn là gì? Liệu có phải một dạng “đơn thuốc con”? Dưới đây là một số cuộc trao đổi đã được chúng tôi thực hiện trong tháng 12/2019:
Ngày 9/12/2019, hai mẹ con quê Khoái Châu, Hưng Yên đi ra từ Nhà thuốc số 3 Bệnh viện Bạch Mai. Người mẹ ngoài 40 tuổi cho biết cần phải bắt xe ôm về gấp nhà một người họ hàng ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) để mượn thêm tiền mua thuốc cho cậu con trai là cháu Lê Văn B. (9 tuổi) bị dị ứng. Chị cho biết: “Lúc tính tiền được báo là hơn 10 triệu đồng. Tôi không cầm đủ nên đành gửi lại để đi xoay sở”.
Chúng tôi đề nghị được xem tận mắt thì thấy, ngoài tờ giấy ghi đơn thuốc kê 8 loại thuốc thì tờ giấy ghi đơn tư vấn cũng kê 4 sản phẩm. Cả 2 đều có chữ ký người khám là một bác sĩ thuộc biên chế Trung tâm dị ứng – Bệnh viện Bạch Mai. Đáng chú ý, trong khi cả 8 loại thuốc được kê trong đơn thuốc chỉ có giá 3,4 triệu đồng thì 4 sản phẩm trong đơn tư vấn có giá gấp đôi, gần 7 triệu đồng.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-3
 Nhan nhản các đơn tư vấn trong Bệnh viện Bạch Mai.
Khi được hỏi có biết thế nào là đơn tư vấn không, người phụ nữ cho hay: “Sau khi khám bác sĩ chỉ đưa cho 2 tờ giấy này (tay chìa “đơn thuốc”) bảo là đi lấy thuốc về uống chứ không tư vấn gì”.
Chứng kiến toàn bộ cuộc trò chuyện, một vị khách đứng gần đó động lòng giải thích: Đơn tư vấn chủ yếu là thực phẩm chức năng (TPCN), có tiền mua uống thêm thì tốt, không mua cũng không sao. Còn thuốc mới bắt buộc phải mua.
Chị nghe xong, ngẩn người: “Làm gì biết đâu là thuốc, đâu là TPCN đâu. Cứ nghĩ bác sĩ đưa cho và nói thế thì đều là thuốc cả chứ. Đợt trước đã hơn 6 triệu rồi, đợt này lại hơn 10 triệu nữa thì đào đâu ra tiền”.
Một tiền gà, ba tiền thóc
Ngày 16/12 tại Nhà thuốc số 9 Bệnh viện Bạch Mai, đơn thuốc của chị Hoàng Thị Kh. (43 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang) bao gồm 5 loại lần lượt là: Sporacid 100mg (12 viên), Chimitol 500mg (6 viên), Jetry 1% (1 tube), Inti feme (1 lọ) và Gynoflor vaginal viên đặt B/6 (12 viên). Trong khi đó với đơn tư vấn, chị Kh. được kê 1 sản phẩm TPCN có tên Emmats Pregnenolone 12,5mg, Isofalavone 10mg; Cao Đương Q (số lượng 180 viên).
Khi được hỏi về việc bác sĩ có tư vấn cụ thể với đơn tư vấn không, và có biết đơn tư vấn gồm những gì không, chị Hoàng Thị Kh. khẳng định: “Tôi không biết. Bác sĩ khám xong chỉ dặn mang 2 tờ đơn này xuống nhà thuốc của bệnh viện để mua”.
Điều đáng nói, trong tổng hóa đơn hơn 2,5 triệu đồng thì giá thành hộp TPCN có tên Emmats đã gần 1,5 triệu đồng. Cầm trên tay “đơn thuốc” cùng các sản phẩm do bác sĩ kê, chị Kh. tỏ ra ngỡ ngàng và liên tục khẳng định bản thân không được bác sĩ dặn dò về điều này.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-4
Một nhân viên Nhà thuốc chuẩn bị giao TPCN cho bệnh nhân.  
Tương tự, ngày 25/12, tại Nhà thuốc số 2 Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp của chị Trần Thị H. (46 tuổi, Văn Giang, Hưng Yên) được bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán mắc viêm cổ tử cung/ TMK – Không thai – Nang vú. Sau khi đi khám, ngoài đơn thuốc gồm 2 loại Inti feme (1 lọ) và Silnozigyn (10 viên), bác sĩ còn kê đơn tư vấn gồm Prevenka (Trinh nữ hoàng cung, 360 viên) và Omega-3 Melkhoff (90 viên), vốn đều là TPCN. Chị H. thanh toán 2 đơn hết 3.509.000 đồng, trong đó tiền thuốc chỉ 628.500 đồng.
Và chị H cũng không có bất cứ ý niệm nào về đơn tư vấn hay đơn thuốc. “Lúc kê đơn không thấy bác sĩ nói gì, chỉ dặn mình xuống mua theo đơn. Mong khỏi bệnh, nên mình cũng “bấm bụng” mua thuốc. Nhưng nếu biết đó là TPCN và có giá đắt như vậy có lẽ mình sẽ không mua”, chị H. than thở.
Đã thế, sự mập mờ ngay trong các đơn tư vấn cũng dễ khiến bệnh nhân hiểu nhầm TPCN là thuốc.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-5
Đơn tư vấn dễ gây nhầm lẫn của bệnh nhân B.
  
Ví dụ trong đơn tư vấn được cấp ngày 9/12/2020 bởi TS.BS Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm dị ứng MDLS – Bệnh viện Bạch Mai có ghi rõ 4 loại sản phẩm là Glutabest, Livaform, Latopic và Gokiny.

12 việc người dân TP HCM cần làm trong '14 ngày vàng' để chống dịch Covid-19

(Vietnamdaily) - TP HCM dự kiến sẽ phát 5 triệu tờ rơi đến từng hộ dân nhằm chung tay chống dịch Covid-19 trong "14 ngày vàng".

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trưa 27/3, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM cho biết, tờ rơi tuyên truyền đã được thiết kế xong, và đang tổ chức in ấn để trao đến tay của người dân trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND các quận, huyện và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phân phối, phát hành trong nay mai.
12 viec nguoi dan TP HCM can lam trong '14 ngay vang' de chong dich Covid-19
 Đồ họa: Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM.

Nội dung tờ rơi là những chủ trương, chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong.

Cụ thể, nội dung tờ rơi gồm 12 việc cần làm sau:

1. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

2. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

3. Người dân không ra khỏi nhà nếu không có việc thực sự cần thiết. Người trên 60 tuổi cần phải ở nhà toàn bộ thời gian.

4. Bắt buộc mang khẩu trang nơi công cộng và nơi làm việc. Người dân không tiếp xúc, giao dịch và làm việc với người không mang khẩu trang.

5. Luôn luôn nâng cao ý thức phòng chống dịch COVID-19, cần đảm bảo cự ly an toàn tối thiểu 2m để tránh nguy cơ virus lây lan. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe.

6. Nhà ở, chung cư, cao ốc, văn phòng đang sử dụng hệ thống máy lạnh nên chuyển sang sử dụng hệ thống quạt gió, mở tất cả các cửa sổ để sử dụng khí tự nhiên. Nếu phải sử dụng máy lạnh thì nhiệt độ tối thiểu là 27 độ C. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, bàn ghế và vật dụng cá nhân bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

7. Tất cả các cơ sở dịch vụ phải đóng cửa, trừ các cửa hàng: xăng dầu, thuốc tân dược, siêu thị, các cửa hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các cơ sở khám chữa bệnh.

8. Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp có văn phòng trong cao ốc, chung cư cần ưu tiên lựa chọn hình thức làm việc trực tuyến và làm việc tại nhà. Trong phòng làm việc không quá 10 người/phòng, đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét và sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân khi làm việc.

9. Không chia sẻ, phát tán các thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật. Người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin tại các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các cơ quan báo, đài của Thành phố Hồ Chí Minh. Mọi hành vi chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.

10. Tiếp tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà Chính phủ không cấm. Người dân ưu tiên mua sắm trực tuyến.

11. Chấp hành nghiêm túc quy định cách ly y tế 14 ngày. Tạo điều kiện và không kỳ thị người được cách ly y yế.

12. Từ ngày 28-3-2020, thành phố sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi:

- Không đeo khẩu trang nơi công cộng theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ.

- Không thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền theo Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30-9-2010 và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ.

- Kinh doanh khẩu trang y tế mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19-11-2015, Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27-5-2016 của Chính phủ.

Đọc nhiều nhất

Shophouse kết nối trực tiếp ga Metro

Shophouse kết nối trực tiếp ga Metro

(Vietnamdaily) - Metro Star đang là dự án có Shophouse “hiếm có” nằm ở công viên đẹp nhất trên mặt tiền Xa Lộ Hà Nội , kết nối trực tiếp khu những khu dân cư rộng lớn vào Ga Metro số 10 , đi vào trung tâm thành phố hay các vùng khác đều rất nhanh chóng qua các Đại lộ : Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, vành đai 2... 

Tin mới

Cực lưu ý 5 loại quả là chứa rất nhiều vi khuẩn

Cực lưu ý 5 loại quả là chứa rất nhiều vi khuẩn

(VietnamDaily) - Là loại thực phẩm quen thuộc, vậy nhưng 5 loại quả này được ví là “ổ” vi khuẩn, có thể gây hại sức khỏe người dùng. Ngay cả khi dùng nước sôi để rửa cũng khó lòng loại bỏ hết mầm bệnh.
Kienlongbank thay đổi ra sao khi về tay chủ mới?

Kienlongbank thay đổi ra sao khi về tay chủ mới?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) vừa công bố báo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với  thu nhập lãi thuần tăng 21% khi đạt 291 tỷ đồng. Lãi từ dịch vụ cũng gấp 2.5 lần lên 48 tỷ đồng.