Bệnh viêm gan lạ ở trẻ em có thể do tương tác giữa các virus

Đây có thể là một bệnh viêm gan mới do sự tương tác giữa các virus, ví dụ như adenovirus và coronavirus đều lây nhiễm cho cùng một đứa trẻ.

Đâu là nguyên nhân của dịch viêm gan cấp ở trẻ em?

Ở trẻ em, viêm gan thường liên quan đến nhiễm virus, phổ biến là 5 loại virus A, B, C, D và E. Các virus khác như Adenovirus, CMV, EBV,…có thể gây viêm gan, nhưng hiếm gặp.

Benh viem gan la o tre em co the do tuong tac giua cac virus
Nhiều khả năng, đây có thể là một bệnh viêm gan mới do sự tương tác giữa các virus, ví dụ như adenovirus và coronavirus đều lây nhiễm cho cùng một đứa trẻ. Ảnh minh họa

Theo số liệu mới nhất được ghi nhận, trên thế giới có trên 200 trẻ bị viêm gan lạ (viêm gan cấp) và số này không ngừng tăng lên; ít nhất 4 trẻ đã tử vong. Viêm gan cấp xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan cấp ảnh hưởng đến trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi, nhưng phần lớn các trường hợp đã ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.

Điều bất thường là không có trường hợp nào trong số 5 loại virus viêm gan được phát hiện ở bất kỳ bệnh nhân nào. 

Các nhà khoa học đã nghĩ tới viêm gan tự miễn, trong đó cơ thể tự tấn công gan (trái ngược với virus hoặc tác nhân gây bệnh khác tấn công gan), nhưng đây là một tình trạng hiếm gặp và thường thấy ở phụ nữ khoảng 45 tuổi. 

Đã có những gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể đứng sau những trường hợp viêm gan này bởi SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở một số trẻ em.

Các trường hợp viêm gan cấp đã được báo cáo ở bệnh nhân Covid-19, nhưng trường hợp này thậm chí còn hiếm hơn so với viêm gan tự miễn, và chủ yếu được quan sát thấy ở người lớn bị Covid-19 nặng.

Điều đáng nói là không có trẻ em nào được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan ở Vương quốc Anh được tiêm văcxin ngừa Covid-19. Vì vậy, không có cơ sở để tin rằng văcxin ngừa Covid-19 có liên quan đến sự gia tăng đột biến này.

Một khả năng khác, đây là một bệnh viêm gan mới do sự tương tác giữa các virus, ví dụ như adenovirus và coronavirus đều lây nhiễm cho cùng một đứa trẻ.

Adenovirus có phải thủ phạm?

Adenovirus là một bệnh nhiễm virus rất phổ biến ở người, đặc biệt là trẻ em. Gần như mọi đứa trẻ đều bị nhiễm adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi.

Adenovirus type 41 chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng và chủ yếu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Đây là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày - ruột cấp tính ở trẻ em, điển hình là tiêu chảy, nôn mửa và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp.

Adenovirus được công nhận là nguyên nhân gây viêm gan ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch và có thể là một yếu tố gây tổn thương gan ở trẻ em khỏe mạnh. 

Theo báo cáo các trường hợp nhiễm Adenovirus ở trẻ em từ 1 - 4 tuổi hiện đang cao hơn ở Anh Quốc so với 5 năm qua. Từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, khoảng 200 - 300 ca nhiễm adenovirus được báo cáo mỗi tuần so với 50 - 150 ca/tuần trong thời kỳ trước đại dịch.

Báo cáo cũng cho biết sự gia tăng các ca nhiễm adenovirus ở các nhóm tuổi trẻ hơn bắt đầu vào tháng 11//2021.

Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường, chẳng hạn như những người trải qua cấy ghép nội tạng hoặc điều trị ung thư, adenovirus trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra bệnh viêm gan.

Nhưng, những bệnh nhi viêm gan bí ẩn không thuộc đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Nếu adenovirus là nguyên nhân của những trường hợp này, điều đó có nghĩa là một biến thể mới của adenovirus đã xuất hiện dễ gây viêm gan hơn.

Trong số 53 bệnh nhân viêm gan cấp ở Vương quốc Anh được xét nghiệm adenovirus, 40 bệnh nhân dương tính.

Benh viem gan la o tre em co the do tuong tac giua cac virus-Hinh-2
Báo cáo của Vương quốc Anh dường như cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng adenovirus có thể đóng một vai trò nào đó trong đợt bùng phát bệnh viêm gan này. Ảnh minh họa

Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ trên 9 trẻ viêm gan cấp đều là bệnh nhân tại Children’s of Alabama. Những bệnh nhân này đến từ các vùng khác biệt về địa lý của tiểu bang, không có mối liên hệ dịch tễ học.

Tuổi trung bình lúc nhập viện là 2 tuổi 11 tháng và 7 bệnh nhân là nữ. Tất cả các bệnh nhân đều có đủ khả năng miễn dịch và không có bệnh lý đi kèm đáng kể về mặt lâm sàng.

Tất cả đều có kết quả dương tính với adenovirus.

Những nghiên cứu trên gợi ý rằng adenovirus nên được xem xét trong chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em.

Adenovirus lây lan trong không khí và qua tiếp xúc. Biện pháp phòng ngừa chính là rửa tay thích hợp - đối với trẻ em và người lớn - cùng với vệ sinh hô hấp tốt, chẳng hạn như ho vào khuỷu tay.

Vệ sinh tay và hô hấp tốt, bao gồm giám sát việc rửa tay ở trẻ nhỏ, có thể giúp ngăn ngừa adenovirus và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây viêm gan.

Nếu trẻ có một trong các triệu chứng sau đây nên đưa trẻ đi khám bệnh, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

-       Sốt cao, rối loạn tri giác.

-       Cảm thấy mệt mỏi bất thường mọi lúc

-       Cảm thấy không khỏe

-       Ăn mất ngon đau bụng, tiêu chảy, ói mửa,..

-       Nước tiểu vàng sậm, phân màu xám, nhợt nhạt

-       Vàng mắt và da, ngứa da.

-       Đau cơ và khớp


   >>> Mời độc giả xem thêm video 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn ( Nguồn: THĐT).

 

Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu viêm gan bí ẩn ở trẻ

Giới khoa học đang nghiên cứu bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em đã lan ra hơn chục quốc gia. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh viêm gan bí ẩn bùng phát

Gần 170 trẻ em mắc bệnh viêm gan bí ẩn, trong đó hầu hết là trẻ ở Anh. Căn bệnh nguy hiểm này làm gia tăng mối lo ngại khi đã có 1 trẻ tử vong và 17 trẻ cần được ghép gan.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn liệu có liên quan đến COVID-19?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các ca viêm gan bất thường ở trẻ khỏe mạnh. Nguyên nhân gây ra bệnh này liệu có liên quan đến COVID-19?

Theo một báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Châu Âu, các trường hợp viêm gan bí ẩn vẫn cực kỳ hiếm, với khoảng hơn 200 trẻ mắc bệnh trên toàn cầu, tính đến thời điểm hiện tại. Tuy con số nhỏ nhưng giới khoa học vẫn đánh giá tình trạng này là bất thường.

Các chuyên gia cho biết, hầu hết trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn, song một số bệnh nhi trở nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các trường hợp được báo cáo, khoảng 10% trẻ em phải ghép gan và 4 ca tử vong.

1 không sau ăn, 2 không trước ngủ giúp gan khỏe mạnh

Thực hiện được những việc này, lá gan sẽ âm thầm cảm ơn và báo đáp bạn.

Chức năng chính của gan trong cơ thể là chuyển hóa và giải độc, khử oxy và lưu trữ glycogen, đồng thời có thể giúp tổng hợp protein. Thực hiện "Một không" sau bữa ăn, "Hai không" trước khi đi ngủ, lá gan sẽ âm thầm cảm ơn và báo đáp bạn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Mẹo “xài” nước hoa

Mẹo “xài” nước hoa

(Vietnamdaily) - Không nên mua nước hoa khi chưa định hình được mình muốn gì. Nên tham khảo trước để “khoanh vùng” một số loại có phong cách hợp với gu của bạn...