Bệnh thế nào phải sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat 500mg?

(Kiến Thức) - Thuốc kháng sinh Zinnat 500mg được dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp dưới, viêm tai giữa và viêm xoang tái phát, viêm amidan và viêm họng tái phát do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
 

Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương mới đây cho thấy, mẫu thuốc Zinnat 500mg Film Tablet, trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film tablet”, số GP: 14209/QLD-KD ngày 30/8/2013, Parti no: C763039, Son kul. Ta: 01-2019, không có phản ứng định tính của Cefuroxime acetyl.

Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm này, Cục Quản lý Dược xác định thuốc kháng sinh Zinnat 500 mg này là thuốc giả.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng thuốc giả này.

Zinnat tablets 500mg là loại thuốc kháng sinh nhiễm khuẩn với thành phần chính là Cefuroxim axetil…500mg.
Zinnat tablets 500mg là loại thuốc kháng sinh nhiễm khuẩn với thành phần chính là Cefuroxim axetil…500mg.

Thông tin trên khiến không ít người tiêu dùng và bệnh nhân hoang mang thuốc kháng sinh Zinnat được chỉ định như thế nào và tác hại của việc sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat 500mg giả ra sao?

Tác dụng của thuốc kháng sinh Zinnat tablets 500mg

Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, bệnh mủ da và chốc lở; Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ví dụ nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn; Điều trị nhiễm khuẩn niệu sinh dục như viêm thận – bể thận, viêm bàng quang và niệu âm đạo.

Điều trị các bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng lo cậu cầu và viêm cổ tử cung; Điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn sớm và phòng ngừa tiếp theo bệnh Lyme giai đoạn muộn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Người bệnh khi điều trị bằng thuốc kháng sinh Zinnat 500mg cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn và sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Liều lượng sử dụng

Đối với người lớn: Trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi, nên dùng 500mg hai lần mỗi ngày.

Trường hợp bị hiễm trùng ở vị trí khác sẽ đáp ứng với liều 250 mg hai lần mỗi ngày.

Trong nhiễm trùng đường niệu, dùng 125mg hai lần mỗi ngày. Dùng một liều duy nhất 1 g cho điều trị bệnh lậu không biến chứng.

Đối với trẻ em: Trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng liều thông thường là 125mg hai lần mỗi ngày hay 10mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 250mg/ngày.

Ở trẻ em 2 tuổi hay lớn hơn mắc bệnh viêm tai giữa, có thể dùng 250mg hai lần mỗi ngày hay 15mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 500mg/ngày.

Thuốc nên uống sau khi ăn để đạt hấp thu tối đa.

Thận trọng khi sử dụng

Dị ứng với penicillin. Suy thận. Có thai và cho con bú; Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Zinnat tablets 500mg

Rối loạn tiêu hóa, hiếm: Viêm ruột giả mạc. Thay đổi huyết học. Tăng men gan. Dị ứng da, phát ban, hiếm khi sốc.

Thuốc Zinnat giả gây hại sức khỏe ra sao?

Liên quan đến thông tin Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các địa phương đề nghị nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat giả 500mg Film Tablet trên thị trường, ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết việc dùng thuốc kháng sinh giả có thể không có tác dụng điều trị bệnh và còn ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Cụ thể, việc sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat 500mg giả không có cefuroxime acetyl sẽ dẫn đến kết quả là thuốc không có tác dụng điều trị các bệnh như chỉ định của thuốc.
“Nguy hại hơn là việc sử dụng sản phẩm nêu trên làm cho bệnh nhân mất cơ hội điều trị bệnh, chưa kể có thể còn có các chất có hại trong sản phẩm không được kiểm soát cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng"- ông Đỗ Văn Đông nhấn mạnh.

Hàng trăm nghìn trẻ chết do sử dụng thuốc giả

(Kiến Thức) - Tạp chí Y học Nhiệt đới và vệ sinh (Mỹ) vừa công bố, ở châu Phi, 122.350 trẻ chết do sử dụng thuốc giả hoặc liên quan tới thuốc giả.

Hang tram nghin tre chet do su dung thuoc gia

30% số thuốc giả có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh minh họa: lefaso.net

Trong buổi hội thảo mới đây tại Dakar về chủ đề Sức khỏe và thuốc điều trị chất lượng cao, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về "ngành công nghiệp giết người" của các loại thuốc giả ở châu Phi. Theo các chuyên gia, tỉ lệ sử dụng thuốc giả trên thế giới là 15%, riêng tại châu Phi, con số này lên tới 30%.

Ép nhân viên thử Viagra giả và ngủ với gái mại dâm

Một nhà máy sản xuất Viagra giả tại Trung Quốc đã ép buộc nhân viên của mình phải uống thử thuốc này và ngủ với gái mại dâm.

Nhân viên tại nhà máy sản xuất Viagra giả này đã bỏ việc khi phải lao động quá sức như vậy. Họ cho biết, họ phải uống thử loại thuốc giả này để thử nghiệm ngay trên người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.