Bé trai 11 tuổi thủng dạ dày: Bác sĩ khuyến cáo gì?

(Kiến Thức) - Khoa Ngoại tiêu hoá và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 11 tuổi thủng dạ dày vì ăn quá nhiều tương ớt. Bác sĩ khuyến cáo bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em.

Bé trai 11 tuổi thủng dạ dày: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Đó là trường hợp bé nam Đ. T. D., 11 tuổi, tại Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều. Ngày 1/11/2020 sau khi ăn tối trẻ xuất hiện đau quặn bụng dữ dội quanh rốn, sau lan ra khắp bụng. Trẻ nôn 3 lần ra dịch tiêu hoá đã được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp tục điều trị.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?
Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí điều trị cho bệnh nhi bị thủng dạ dày. Ảnh: Infonet.
Qua thăm khám và kết quả chụp X- quang bụng với hình ảnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai.
Theo lời mẹ bệnh nhi cho biết tại nhà, trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn…
Trường hợp ăn cay nóng khiến viêm loét dạ dày đến mức thủng dạ dày tá tràng như trường hợp bệnh nhi ở Quảng Ninh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.
Trẻ em khi bị viêm loét dạ dày chủ yếu do thói quen ăn uống
Theo các bác sĩ khoa Ngoại Nhi trẻ em, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Mời độc giả theo dõi video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.

Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những trường hợp nặng nề xảy ra, các bác sĩ khoa Ngoại Nhi khuyến cáo.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?-Hinh-2
Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống. 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một thói quen đáng lưu ý nữa cần được các bậc cha mẹ để tâm là thói quen uống nước có ga và ăn cơm chan canh của trẻ.
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít.
Chúng ta thường có thói quen trong bữa ăn uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
Khi ăn cơm, nên nhai từ từ, nhai kỹ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên tập thói quen ăn uống khoa học. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Để phòng bệnh, các bác sĩ cho rằng phụ huynh cần thay đổi thói quen sinh hoạt ở trẻ: hạn chế đồ cay nóng như tương ớt, gà chiên cay, mì cay; ăn nhanh không nhai kỹ; ăn không đúng bữa; bỏ bữa, sinh hoạt; ăn ngủ không điều độ… Đồng thời các phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở con em mình duy trì chế độ ăn uống, vận động, học tập điều độ, khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi máy tính, xem tivi hay nhảy múa hát ca trong bữa ăn... Việc vừa ăn, vừa xem hoặc chơi đùa khiến trẻ phân tâm, sao nhãng dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, trẻ không cảm thấy món ăn ngon hay không mà chỉ đưa thức ăn vào miệng như một thói quen, từ đó hạn chế tiết dịch tiêu hóa thức ăn và có thể dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa.

Đưa mẹ bạn trai đi bệnh viện, tôi lịm người nhận ra sự thật

Tôi thực sự ngưỡng mộ Quân khi có 1 gia đình hạnh phúc như vậy, bố anh yêu mẹ anh hết mực trong khi ở nhà tôi từ bé tôi đã phải chứng kiến bố tôi đánh đập, hành hạ mẹ tôi bằng đủ phương thức.

Đưa mẹ bạn trai đi bệnh viện, tôi lịm người nhận ra sự thật
Đứng trước lựa chọn giữa gia đình lớn và gia đình nhỏ của mình, tôi không biết phải theo ai, phải làm gì, có nên nói với mọi người không hay cứ xem như mình không biết. Vì nỗi đau này quá lớn, tôi thực sự bị choáng ngợp tới nghẹt thở.

Bà mớm thức ăn khiến cháu loét dạ dày, những kiểu yêu thương “chết người” cần tránh

(Kiến Thức) - Việc nhai mớm cơm của người lớn cho bé dễ khiến bé lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi khuẩn HP gây bệnh. Bệnh viêm dạ dày trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của bé.

Bà mớm thức ăn khiến cháu loét dạ dày, những kiểu yêu thương “chết người” cần tránh
Ngày 13/11, bác sĩ nhi khoa Tô Quang Huy (Hà Nội) chia sẻ thông tin về trường hợp bé trai tên M.N., 6 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, được chẩn đoán viêm dạ dày và dương tính với vi khuẩn HP do bà mớm thức ăn hàng ngày.
Bác sĩ Huy cho biết thêm cha mẹ bệnh nhi đi làm xa nên bé ở nhà với bà nội. Bà nội bé có tiền sử viêm loét dạ dày và đã chữa trị. Nghĩ đã khỏi bệnh, hàng ngày, vào những bữa ăn, bà đều nhai cơm và mớm cho bé.

Có dấu hiệu này sau khi ăn dạ dày của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng

Sau khi ăn mà xuất hiện 4 dấu hiệu này thì đừng chủ quan, dạ dày của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng rồi

Có dấu hiệu này sau khi ăn dạ dày của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng
Dạ dày được mệnh danh là “nền tảng cho sự tồn tại”, đủ để chứng minh tầm quan trọng của nó với cơ thể. Tuy nhiên hiện nay các bệnh dạ dày ngày một trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau dạ dày được coi là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.