“Bầu” Đức bị chất vấn khoản nợ 16.000 tỷ đồng

“Bầu” Đức bị chất vấn khoản nợ 16.000 tỷ đồng

Ngày 23/4, tại Đại hội cổ đông thường niên của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), bầu Đức bị cổ đông chất vấn khoản nợ khủng của tập đoàn liệu có nằm trong vòng kiểm soát hay không. Thêm vào đó, nhiều ý kiến lo ngại về rủi ro khi đem 300 triệu USD đổ vào thị trường Myanmar và yêu cầu chủ tịch tập đoàn giải trình.

Đáp lại những băn khoăn về nợ, người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam giải thích: "Cần xem xét 16.000 tỷ đồng nợ thuộc diện dài hay ngắn hạn, an toàn hay báo động. Tôi nợ đấy nhưng cũng mở rộng đầu tư, thu về không ít lợi nhuận, vẫn kiểm soát tốt rủi ro".

 

Ông Đức phân tích, hầu hết khoản nợ dài hạn đều vay phục vụ các dự án cao su, thủy điện. Những suất đầu tư này cũng dần xuất hiện các khoản thu đúng chu kỳ. HAGL luôn tích trữ 2.500 tỷ đồng tiền mặt để dự phòng thanh khoản nên nợ thuần giảm xuống còn 13.500 tỷ đồng. Sắp tới, dự kiến tập đoàn sẽ thu về 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi nên nợ sẽ giảm xuống còn 12.000 tỷ đồng.

Theo tính toán của bầu Đức, tổng giá trị tài sản của HAGL hiện nay khoảng 31.200 tỷ đồng, nên 12.000 tỷ đồng nợ vay vẫn chưa thấm vào đâu. Đó là chưa kể đến tổng tài sản có rất nhiều dự án cao su, bất động sản mua, trồng cách đây 5-10 năm nay đã tăng lên rất nhiều lần. Nếu có điều kiện định giá lại, tối thiểu tổng tài sản của tập đoàn phải tăng gấp đôi, tức là khoảng 70.000 tỷ đồng. "Bản chất nợ của HAGL vì thế không làm tôi lo lắng. Ai đó nói tôi cưỡi trên lưng cọp nhưng tôi vẫn ngủ ngon vì biết mình trong khu vực an toàn", ông nhấn mạnh.

Người đứng đầu tập đoàn HAGL cho rằng, không ngân hàng, quỹ đầu tư nào dại gì rót vốn khủng cho doanh nghiệp nếu kinh doanh yếu kém. Trong khi đó, HAGL vẫn vay được vốn khủng. Ông tiết lộ, nếu tập đoàn không tăng nợ vay lên thì sẽ không có rừng cao su, thủy điện, khu phức hợp ở Myanmar.

Quan điểm của ông Đức, không phải cứ đi vay nợ khủng là tiêu cực. Nhờ mang tiền vay được đem đi đầu tư hiệu quả, tập đoàn ngày càng hái ra tiền một cách ngọt ngào với nhiều lần "gọi" vốn ngoại thành công. Cơ cấu cổ đông của HAGL khá lý tưởng, 7 quỹ đầu tư lớn trên thế giới đều góp mặt. Hiện nay room nước ngoài của cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chỉ còn 1,2-1,5%, nhiều khả năng cũng sẽ hết trong thời gian tới. Nếu lo ngại những khoản nợ này, khối ngoại đã không nhiệt tình gom cổ phiếu đến vậy.

Trả lời về rủi ro chính trị ở Myanmar, Bầu Đức trần tình với cổ đông, các khoản vay thực hiện dự án khu phức hợp ở Yangon đến năm 2016 mới phải trả nợ. Thế nhưng tháng 6/2014 doanh thu văn phòng tại Miến Điện của HAGL có thể chạm ngưỡng 30 triệu USD. Đến giai đoạn đầu năm 2015 khả năng lấp đầy văn phòng rất cao. Kể cả không thắng lợi, dự án ở Myanmar chỉ chiếm khoảng 20% tổng tài sản đầu tư ra nước ngoài của HAGL nên không đáng ngại.

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam dự báo khu phức hợp tại Myanmar sẽ cứu ngành bất động sản của HAGL. Nếu không có dự án này, mảng địa ốc của tập đoàn phải "dựa hơi" cao su, thủy điện để tồn tại trong nhiều năm nữa vì thị trường trong nước chưa thoát khỏi khó khăn.

"Bất ổn chính trị có thể xuất hiện ở bất kỳ nước nào, Myanmar cũng vậy. Thế giới đang đổ vào mỏ vàng này nên rủi ro không của riêng ai. Đi vay nợ khủng cũng là câu chuyện tương tự. Sở dĩ có thể chấp nhận rủi ro bởi vì cơ hội quá lớn", bầu Đức phát biểu.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


TIN ĐỌC NHIỀU:


Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.
BSR và hành trình khẳng định giá trị

BSR và hành trình khẳng định giá trị

Ngày 12/12/2024, HOSE đã chính thức chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Công ty.
BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

Tuần qua, tuyến xe hành chính tuyến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và ngược lại, được đưa vào vận hành phục vụ người lao động Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.