Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao lại có ngày “Siêu Thứ Ba”?

(Kiến Thức) - Cứ bốn năm một lần, ngày Thứ Ba đầu tiên của Tháng Ba có 11 bang tổ chức bầu sơ bộ để tiến cử ứng viên ra tranh chức tổng thống Mỹ.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao lại có ngày “Siêu Thứ Ba”?
Ngày 1/3/2016 được gọi là Super Tuesday (ngày "Siêu Thứ Ba") bởi vì đây là ngày diễn ra nhiều cuộc bỏ phiếu sơ bộ hoặc họp bầu kín nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.
Bau cu Tong thong My: Vi sao lai goi la “Sieu Thu Ba”?
Rất có thể ứng viên tổng thống, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn cười to hơn nữa sau ngày "Siêu Thứ Ba" 1/3/2016.
Ngày “Siêu Thứ Ba” năm nay rơi vào ngày 1/3, với các cuộc bầu cử sơ bộ của các cử tri Cộng hòa và Dân chủ được tổ chức ở các bang Alabama, Arkansas, Colorado, Georgia, Massachusetts, Minnesota, Oklahoma, Tennessee, Texas, Vermont và Virginia. Các cuộc họp bầu kín được đảng Cộng hòa tổ chức ở Alaska và Wyoming. Đảng viên Dân chủ ở đảo Samoa của Mỹ và đang sinh sống ở nước ngoài cũng có thể bỏ phiếu vào ngày Thứ Ba ngày 1/3 này.
Các phiếu bầu trong ngày “Siêu Thứ Ba” năm nay chiếm khoảng 1/4 toàn bộ số phiếu đại biểu được chọn trong các cuộc bầu sơ bộ. Đây là ngày bỏ phiếu lớn nhất và duy nhất về số phiếu đại biểu dành cho các ứng viên tổng thống.
Trong ngày 1/3/2016, các ứng viên tổng thống Cộng hòa sẽ tranh giành 595 đại biểu, còn con số đại biểu dành cho các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ lên tới 1.004. Đây quả là con số không nhỏ, khi ta biết rằng một ứng cử viên tổng thống Cộng hòa chỉ cần thu thập được sự ủng hộ của 1.237 đại biểu và ứng viên đảng Dân chủ cần có 2.383 đại biểu để giành quyền đề cử ra tranh chức Tổng thống Mỹ 2016 của mỗi đảng.
Các bang bầu cử trong ngày “Siêu Thứ Ba” đều phải phân chia số đại biểu theo tỷ lệ phiếu bầu dành cho mỗi ứng viên tổng thống. Các ứng viên vẫn có thể giành được một số đại biểu, ngay cả khi họ không thắng ở cấp tiểu bang.
Bà Clinton chiếm ưu thế trong ngày "Siêu Thứ Ba"
Ngay từ đầu giới quan sát chính trị tin tưởng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cầm chắc sẽ được tiến cử dễ dàng, nhưng đến nay bà đang phải đối đầu với Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders và đã gặp phải khó khăn ngay ở chặng đầu tiên ở Iowa, nơi bà chỉ thắng với tỉ số sít sao 49,86% so với 49,57%. Sau đó bà lại thua Bernie Sanders ở bang New Hampshire với tỉ số 38% - 60%.
Hai tuần trước Hillary Clinton đã lật ngược thế cờ với chiến thắng ở bang Nevada và hôm 27/2 bà đã thắng ứng viên Bernie Sanders ở South Carolina với tỉ số áp đảo 73% - 26%.
Ứng cử viên tổng thống, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dự kiến sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử sơ bộ và họp bầu tại 12 tiểu bang của đảng Dân chủ vào ngày “Siêu Thứ Ba” (1/3), đặc biệt tại tiểu bang Texas, nơi bà đã thiết lập được những mối quan hệ từ lâu. Trong ngày “Siêu Thứ Ba”, bà Hillary Clinton dự kiến sẽ thắng ở các bang miền nam có đông đảo cử tri người Mỹ gốc Phi, còn Thượng nghị sĩ Sanders có thể sẽ thắng ở bang nhà Vermont. Ông Sanders sẽ “dễ thở hơn”, khi ra khỏi các bang với số người Mỹ gốc Phi châu chiếm 35, 40, 45% số phiếu bầu sơ bộ của đảng Dân chủ.
Để được đảng Dân chủ tiến cử, ứng viên tổng thống phải đạt số 2.382 đại biểu. Hiện nay bà Hillary Clinton đã có 544 đại biểu, còn ông Bernie Sanders mới 85 đại biểu.
Tuy nhiên đối thủ của bà là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders lại nhận được sự ủng hộ của giới trẻ đang hoạt động trong một chiến dịch nhắm vào những người dân bình thường. Không thể so đọ với hạ tầng cơ sở “sâu rễ bền gốc” của bà Clinton ở bang Texas, nhưng ông Sanders lại có một đội ngũ những người vận động đầy nhiệt tình thuộc giới bình dân.
Bà Clinton khó đánh bại ông Sanders để được đảng Dân chủ tiến cử, nếu bà không giành được phiếu của những người ủng hộ trẻ của ông Sanders, những người mà bà Clinton rất cần trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.
Tỷ phú Donald Trump dẫn điểm nhưng bị “đánh hội đồng”
Hiện vẫn còn tới 5 ứng viên trong đảng Cộng hòa ra tranh cử. Một số ứng viên “tụt hậu” đã bỏ cuộc. Có thể sẽ có những ứng viên khác bỏ cuộc sau bỏ phiếu ngày 1/3/2016. Ngày “Siêu Thứ Ba” là cơ hội để những đối thủ của ứng viên-tỷ phú Trump kiếm phiếu bầu để chống lại việc đề cử tỷ phú Donald Trump ra tranh chức tổng thống Mỹ 2016.
Bau cu Tong thong My: Vi sao lai goi la “Sieu Thu Ba”?-Hinh-2
 Tranh luận trên truyền hình tối 25/2, ứng viên dẫn đầu Donald Trump đã bị hai ứng viên khác là Marco Rubio và Ted Cruz công kích dữ dội.
Tranh luận trên truyền hình tối 25/2, ứng viên dẫn đầu Donald Trump đã bị hai ứng viên khác là Marco Rubio và Ted Cruz công kích dữ dội. Họ gọi Donald Trump là kẻ lừa đảo, từng thuê mướn di dân bất hợp pháp để xây dựng các khu nhà cao tầng do ông làm chủ. Ứng viên Ted Cruz khẳng định rằng Donald Trump chắc chắn sẽ thua trong cuộc tổng tuyển cử trước đối thủ phía Dân chủ là bà Hillary Clinton vì ông này “còn không biết mình sẽ làm gì” trên cương vị tổng thống, nếu chẳng may thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Là một tỷ phú, ứng viên Donald Trump bỏ tiền riêng để chi cho chiến dịch vận động tranh cử vì thế ông mạnh mẽ chỉ trích các ứng viên khác như Hillary Clinton (phe Dân chủ), Ted Cruz, Marco Rubio (phe Cộng hòa) đã nhận tiền của giới tài phiệt và các nhóm vận động hành lang.
Ứng viên Donald Trump hiện đang dẫn điểm cách biệt so với các ứng viên tổng thống Cộng hòa còn lại. Trong cuộc bầu sơ bộ đầu tiên ở tiểu bang Iowa, Donald Trump thua Ted Cruz, nhưng sau đó ông đã lấy lại thế thượng phong ở New Hamsphire, Nevada và South Carolina. Donald Trump về nhất ở bang Nevada vào tuần trước với 46% phiếu, trong khi hai ứng viên có gốc Cuba biết nói tiếng Tây Ban Nha là Marco Rubio về nhì với 24% và Ted Cruz với 22%.
Ứng viên Donald Trump cũng đã chính thức nhận được sự ủng hộ của cựu ứng viên phó tổng thống Sarah Palin và của thống đốc đương nhiệm (cũng là ứng viên tổng thống mới rút lui) Chris Christie.
Để giành được sự tiến cử của đảng Cộng hòa, ứng viên cần có 1.236 đại biểu. Cho đến nay, Donald Trumps hiện có 82 đại biểu, Ted Cruz 17 và Marco Rubio 16 đại biểu. Nếu Donald Trum thắng ở nhiều tiểu bang trong ngày “Siêu Thứ Ba” với cách biệt lớn, thì sẽ không còn gì có thể ngăn được ông giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa.
Video ngày "Siêu Thứ Ba" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 (Nguồn VTV):

Điều gì quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016?

(Kiến Thức) - Điều gì quyết định kết quả cuộc  bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016: kinh tế hay chính sách đối ngoại?

Điều gì quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016?
Còn 17 tháng nữa mới tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhưng các ứng cử viên và các chuyên gia chính trị đang cố suy đoán xem vấn đề nào sẽ là vấn đề quan trọng nhất với cử tri Mỹ vào năm 2016.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ .
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ .
Theo đài TNHK, kinh tế thường là vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử trong bất kỳ năm nào và chuyên gia thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ Celinda Lake dự đoán kinh tế sẽ lại là vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. "Người Mỹ vẫn còn khá bi quan về nền kinh tế bất chấp nhiều tháng tăng trưởng việc làm. Người Mỹ đã chuyển mối bận tâm về việc liệu có thể có được công ăn việc làm hay không sang mối bận tâm về công việc trả lương bao nhiêu và ... liệu con cái họ có thể tìm được những việc làm tương tự hay không," bà Lake nói.

Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Giới học giả Trung Quốc dự báo rằng tổng thống Mỹ kế tiếp, bất kể là người của phe Dân chủ hay  Cộng hòa, sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Học giả Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận xét: Hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016 là Donald Trump (Cộng hòa) và Hillary Clinton (Dân chủ) đều có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và có quan điểm bảo thủ về kinh tế.
Tong thong My ke tiep se cung ran hon voi Trung Quoc
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp. 
Theo ông Shi Yinhong, quan hệ Trung-Mỹ đã phần nào trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Obama và căng thẳng có thể còn gia tăng trong những năm tới, bất kể phe Dân chủ hay Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Bà Clinton có trở thành nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên?

(Kiến Thức) - Theo một giáo sư Mỹ, ứng viên Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ đánh bại ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa và trở thành nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên.

Bà Clinton có trở thành nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên?
Theo giáo sư Christopher Arterton của Đại học George Washington, bà Hillary Clinton có nhiều cơ hội giành được sự đề cử của đảng Dân chủ, đánh bại ứng cử viên đảng Cộng hòa  và trở nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên.
Ba Clinton co tro thanh nu Tong thong My dau tien?
Ứng viên Hillary Clinton có là người cười cuối cùng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016?
Giáo sư Arterton nói với đài Sputnik rằng mức độ ủng hộ mà một ứng cử viên tổng thống nhận được trong các cuộc thăm dò dư luận, tranh luận và gây quỹ không nhất thiết sẽ biến thành những lá phiếu bầu trên thực tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.