Bắt quả tang tàu hút cát trái phép trên sông Hồng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (TP Hà Nội)

Ngày 10/5, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Thủy đoàn I (Cục CSGT) vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (TP Hà Nội). Theo đó, hồi 0h15 cùng ngày, Tổ công tác của Thủy đoàn I đang làm nhiệm vụ thì phát hiện tàu có gắn số đăng kiểm VR07032015 (không gắn biển kiểm soát) có dấu hiệu khai thác cát trái phép nên kiểm tra.
Bat qua tang tau hut cat trai phep tren song Hong

Tổ công tác của Thủy đoàn I (Cục CSGT) phát hiện tàu có dấu hiệu khai thác cát trái phép.

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tàu trên đang sử dụng hệ thống hút cát vào 2 khoang của tàu. Đồng thời, hút cát sang tàu mang số hiệu HY-0607. Thời điểm kiểm tra, trên tàu VR07032015 có 5 người. Trong đó, ông Lê Tiến Việt (SN 1982, trú tại Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) làm đại diện phương tiện. Còn trên tàu HY-0607 có 2 người, ông Lê Văn Hạnh (SN 1981, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên) là chủ phương tiện và là người vận hành tàu.
Chủ hai tàu nói trên không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc của 500m3 cát đang chở trên tàu. Riêng tàu mang số hiệu VR07032015 không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện và chứng chỉ chuyên môn. Còn chủ tàu HY-0607 xuất trình được giấy chứng nhận đăng kiểm, giấy chứng nhận chuyên môn máy trưởng và chứng chỉ chuyên môn về máy thủy nội địa.
Khai nhận với cơ quan công an, hai chủ tàu cho biết, có hẹn trước để mua cát của nhau trên sông Hồng nhưng không có hợp đồng mua bán, không có giấy tờ hóa đơn chứng từ hợp pháp. Giá của mỗi khối cát mua bán tại tàu là 50.000 đồng/m3. Hiện lực lượng thuộc Thủy đoàn I (Cục CSGT) đã lập biên bản sự việc và yêu cầu các tàu trên neo đậu an toàn, hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ.
>>> Xem thêm video: Bắt giữ sư thầy Hải Phòng vì tàng trữ trái phép ma túy

Nguồn: Lý Thùy.

Hà Nội: “Loạn” công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công

(Kiến Thức) - Hàng loạt công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công (Hà Nội), được xây dựng với đủ quy mô lớn nhỏ gây bức xúc dư luận.

Vừa qua, phản ánh đến báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn phường Định Công (Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết, mấy tháng nay trên địa bàn phường tái diễn tình trạng hàng loạt công trình xây dựng đua nhau “mọc” trái phép trên đất nông nghiệp, gây nhức nhối dư luận.
Theo phản ánh, tình trạng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công (Hà Nội) không phải mới xuất hiện, mà đã tồn tại từ nhiều năm trước. Đến nay, tình trạng này tái diễn một cách “sôi động” và rầm rộ hơn mà thôi.

Công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công: Trách nhiệm lãnh đạo ở đâu?

(Kiến Thức) - "Ở đây đã có những dấu hiệu buông lỏng trong quản lý xây dựng, thậm chí bao che, dung túng đối với các công trình sai phạm..." là quan điểm của luật sư Bình trước tình trạng loạn công trình trái phép trên đất nông nghiệp ở phường Định Công - Hà Nội.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin hàng loạt công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công với đủ quy mô lớn nhỏ khác nhau “mọc như nấm sau mưa” mà báo điện tử Kiến Thức phản ánh qua bài viết: “Hà Nội: “Loạn” công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công”.
Đáng chú ý là tình trạng trên tái diễn một cách rầm rộ, công khai xung quanh khu vực hồ Đầm Sòi; ngõ 200, 232 Trần Điền; khu vực ngõ 46 Định Công Hạ và ngách 192/173 Lê Trọng Tấn. Cũng chính bởi điều này, người dân trên địa bàn phường Định Công càng thêm bức xúc. Thậm chí họ còn bày tỏ sự hồ nghi về năng lực, trách nhiệm của lãnh đạo UBND phường Định Công trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn (!?).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.