Bất ngờ với quốc gia có không quân mạnh nhất châu Á

Bất ngờ với quốc gia có không quân mạnh nhất châu Á

Theo báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, quốc gia có sức mạnh không quân hàng đầu châu Á, lại không phải Trung Quốc và cũng càng không phải Ấn Độ.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có lý do thể hiện sức mạnh trên không của họ. Nếu Ấn Độ hiện đang phải cạnh tranh với hai đại kình địch là Trung Quốc và Pakistan, thì Trung Quốc vấn đề thống nhất Đài Loan trở thành cấp bách. Vậy hai quốc gia này thực sự có lực lượng  không quân mạnh nhất châu Á?
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có lý do thể hiện sức mạnh trên không của họ. Nếu Ấn Độ hiện đang phải cạnh tranh với hai đại kình địch là Trung Quốc và Pakistan, thì Trung Quốc vấn đề thống nhất Đài Loan trở thành cấp bách. Vậy hai quốc gia này thực sự có lực lượng không quân mạnh nhất châu Á?
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nhật Bản là một trong những quốc gia có chi tiêu quân sự lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đứng thứ 9 về chi tiêu quân sự toàn cầu (49,1 tỷ USD).
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nhật Bản là một trong những quốc gia có chi tiêu quân sự lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đứng thứ 9 về chi tiêu quân sự toàn cầu (49,1 tỷ USD).
Không quân Nhật Bản, được gọi là Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), ra đời sau Đạo luật Lực lượng Phòng vệ năm 1954. Mỹ có dấu ấn đáng kể đối với kho vũ khí của Nhật, kể từ khi lực lượng phòng vệ Nhật Bản có liên minh an ninh với Mỹ, theo Hiệp ước An ninh tương hỗ Mỹ-Nhật năm 1960.
Không quân Nhật Bản, được gọi là Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), ra đời sau Đạo luật Lực lượng Phòng vệ năm 1954. Mỹ có dấu ấn đáng kể đối với kho vũ khí của Nhật, kể từ khi lực lượng phòng vệ Nhật Bản có liên minh an ninh với Mỹ, theo Hiệp ước An ninh tương hỗ Mỹ-Nhật năm 1960.
Máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của Nhật Bản là F-1, được phát triển bởi Mitsubishi Heavy Industries (MHI) vào những năm 1970. F-2 Viper Zero là một máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn khác” của Nhật Bản, nhưng dựa trên thiết kế của F-16 của Lockheed Martin (Mỹ).
Máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của Nhật Bản là F-1, được phát triển bởi Mitsubishi Heavy Industries (MHI) vào những năm 1970. F-2 Viper Zero là một máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn khác” của Nhật Bản, nhưng dựa trên thiết kế của F-16 của Lockheed Martin (Mỹ).
Là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa nhiệm, F-2 được trang bị tên lửa không đối không và chống hạm tầm ngắn đến tầm trung. Những thay đổi có thể nhìn thấy đối với thiết kế F-2 bao gồm, tăng 25% diện tích cánh, lắp đặt dù phanh và lắp hệ thống tác chiến điện tử do Mitsubishi Electric phát triển và màn hình đa chức năng (MFD) do Yokogawa chế tạo.
Là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa nhiệm, F-2 được trang bị tên lửa không đối không và chống hạm tầm ngắn đến tầm trung. Những thay đổi có thể nhìn thấy đối với thiết kế F-2 bao gồm, tăng 25% diện tích cánh, lắp đặt dù phanh và lắp hệ thống tác chiến điện tử do Mitsubishi Electric phát triển và màn hình đa chức năng (MFD) do Yokogawa chế tạo.
Mitsubishi cũng có giấy phép sản xuất F-15 Eagle của Mỹ, một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia duy nhất, ngoài Mỹ chế tạo phiên bản bản nội địa của máy bay chiến đấu F-15.
Mitsubishi cũng có giấy phép sản xuất F-15 Eagle của Mỹ, một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia duy nhất, ngoài Mỹ chế tạo phiên bản bản nội địa của máy bay chiến đấu F-15.
Ngoài ra, JASDF còn có gần 50 chiếc F-4 Phantom II, loại máy bay chiến đấu biểu tượng của Chiến tranh Lạnh, được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam, hiện vẫn còn trong biên chế; tuy nhiên chỉ đóng vai trò dự bị tuyến sau.
Ngoài ra, JASDF còn có gần 50 chiếc F-4 Phantom II, loại máy bay chiến đấu biểu tượng của Chiến tranh Lạnh, được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam, hiện vẫn còn trong biên chế; tuy nhiên chỉ đóng vai trò dự bị tuyến sau.
Nhật Bản đang trong quá trình trang bị, với số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35; đây là một trong những loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới, để thay thế phi đội F-4 đã hết niên hạn sử dụng của nước này.
Nhật Bản đang trong quá trình trang bị, với số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35; đây là một trong những loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới, để thay thế phi đội F-4 đã hết niên hạn sử dụng của nước này.
Tháng 7 năm ngoái, Washington đã đồng ý để Tokyo mua 105 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, gồm hai phiên bản F-35A và F-35B với trị giá 23 tỷ USD; đưa JASDF trở thành lực lượng không quân sử dụng máy bay F-35 lớn thứ hai sau Mỹ, với 147 chiếc (hơn 12 phi đội).
Tháng 7 năm ngoái, Washington đã đồng ý để Tokyo mua 105 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, gồm hai phiên bản F-35A và F-35B với trị giá 23 tỷ USD; đưa JASDF trở thành lực lượng không quân sử dụng máy bay F-35 lớn thứ hai sau Mỹ, với 147 chiếc (hơn 12 phi đội).
Vào tháng 12/2020, hãng tin Nhật Bản Nikkei Asia, đã công bố chi tiết về chương trình đầy tham vọng trị giá 48 tỷ USD của nước này, nhằm phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu có tên là FX, nhằm tiếp tục cuộc đua với Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Vào tháng 12/2020, hãng tin Nhật Bản Nikkei Asia, đã công bố chi tiết về chương trình đầy tham vọng trị giá 48 tỷ USD của nước này, nhằm phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu có tên là FX, nhằm tiếp tục cuộc đua với Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Việc sản xuất máy bay thế hệ 6 FX, sẽ bắt đầu vào năm 2031 và triển khai vào năm 2035 để thay thế phi đội F-2 của nước này. FX sẽ là loại máy bay chiến đấu hai động cơ, trang bị radar tiên tiến, có khả năng điều khiển từ xa; trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.
Việc sản xuất máy bay thế hệ 6 FX, sẽ bắt đầu vào năm 2031 và triển khai vào năm 2035 để thay thế phi đội F-2 của nước này. FX sẽ là loại máy bay chiến đấu hai động cơ, trang bị radar tiên tiến, có khả năng điều khiển từ xa; trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.
Với tất cả những điều này, Nhật Bản đang phát triển thành một cường quốc không quân đáng gờm ở châu Á, có thể vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ; mặc dù lực lượng không quân của Nhật Bản vẫn chỉ là lực lượng phòng vệ trên không, không có khả năng tiến công các quốc gia khác.
Với tất cả những điều này, Nhật Bản đang phát triển thành một cường quốc không quân đáng gờm ở châu Á, có thể vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ; mặc dù lực lượng không quân của Nhật Bản vẫn chỉ là lực lượng phòng vệ trên không, không có khả năng tiến công các quốc gia khác.
Trong Sách trắng của Nhật Bản năm 2018 (NDPG), đã xác định chính sách quốc phòng của Nhật Bản trong 5 năm tới. Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã thông qua ngân sách quân sự cao kỷ lục là 51,7 tỷ USD (5,34 nghìn tỷ yên) cho năm tài chính 2021-22, tăng 1% so với năm trước.
Trong Sách trắng của Nhật Bản năm 2018 (NDPG), đã xác định chính sách quốc phòng của Nhật Bản trong 5 năm tới. Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã thông qua ngân sách quân sự cao kỷ lục là 51,7 tỷ USD (5,34 nghìn tỷ yên) cho năm tài chính 2021-22, tăng 1% so với năm trước.
Trong Chỉ số Sức mạnh Châu Á năm 2020, do Viện Lowy có trụ sở tại Sydney công bố, Nhật Bản được xếp hạng thứ 3 trong số 26 quốc gia trong khu vực, có mức tăng trưởng mạng lưới quốc phòng lớn nhất (+ 2,5), phản ánh sự tiến bộ, trong ngoại giao quốc phòng khu vực của nước này.
Trong Chỉ số Sức mạnh Châu Á năm 2020, do Viện Lowy có trụ sở tại Sydney công bố, Nhật Bản được xếp hạng thứ 3 trong số 26 quốc gia trong khu vực, có mức tăng trưởng mạng lưới quốc phòng lớn nhất (+ 2,5), phản ánh sự tiến bộ, trong ngoại giao quốc phòng khu vực của nước này.
Nhật Bản xếp trên Trung Quốc và Ấn Độ trong hạng mục phụ của mạng lưới quốc phòng. Năm ngoái, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu vũ khí đầu tiên, bảy năm sau khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí.
Nhật Bản xếp trên Trung Quốc và Ấn Độ trong hạng mục phụ của mạng lưới quốc phòng. Năm ngoái, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu vũ khí đầu tiên, bảy năm sau khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí.
Philippines là khách hàng đầu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, khi đã ký một hợp đồng trị giá 103,5 triệu USD, để mua các radar giám sát đường không tiên tiến. Số radar này, được cho là được sử dụng để theo dõi hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, dọc theo biên giới biển của Philippines.
Philippines là khách hàng đầu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, khi đã ký một hợp đồng trị giá 103,5 triệu USD, để mua các radar giám sát đường không tiên tiến. Số radar này, được cho là được sử dụng để theo dõi hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, dọc theo biên giới biển của Philippines.
Để duy trì sự cân bằng quyền lực trong bối cảnh một Trung Quốc đang phát triển và quyết đoán, Nhật Bản đang từng bước một, cải tiến quy chế quân sự của mình. Đặc biệt là vấn đề Đài Loan, khi Tokyo cho rằng, sức ép của Bắc Kinh đối với Đài Loan, gây bất lợi cho an ninh của Nhật Bản.
Để duy trì sự cân bằng quyền lực trong bối cảnh một Trung Quốc đang phát triển và quyết đoán, Nhật Bản đang từng bước một, cải tiến quy chế quân sự của mình. Đặc biệt là vấn đề Đài Loan, khi Tokyo cho rằng, sức ép của Bắc Kinh đối với Đài Loan, gây bất lợi cho an ninh của Nhật Bản.
Nitin J Ticku, một chuyên gia chiến lược của EurAsian Times cho rằng, Trung Quốc có thể có lực lượng không quân lớn nhất châu Á hoặc lớn thứ hai thế giới; nhưng chính Nhật Bản mới thực sự là một cường quốc không quân thống trị.
Nitin J Ticku, một chuyên gia chiến lược của EurAsian Times cho rằng, Trung Quốc có thể có lực lượng không quân lớn nhất châu Á hoặc lớn thứ hai thế giới; nhưng chính Nhật Bản mới thực sự là một cường quốc không quân thống trị.
Trung Quốc hoặc thậm chí Ấn Độ có thể có những con số “hoành tráng” về số lượng máy bay; nhưng Tokyo với sự hỗ trợ của Mỹ, lại nắm giữ lợi thế công nghệ, giống như Israel đã và đang làm ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung Quốc hoặc thậm chí Ấn Độ có thể có những con số “hoành tráng” về số lượng máy bay; nhưng Tokyo với sự hỗ trợ của Mỹ, lại nắm giữ lợi thế công nghệ, giống như Israel đã và đang làm ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu F-15 - loại chiến đấu cơ nguy hiểm bậc nhất hiện nay, đang được Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây sử dụng. Nguồn: Vacum.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.