Bất ngờ về lợi thế của Ukraine có thể giúp lật kèo trước Nga

Một nhà nghiên cứu Ukraine vừa đăng bài cho rằng đất nước của bà vẫn có thể lật kèo trước Nga dù đang bị áp đảo về nhiều phương diện trong cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước.

Dư luận phương Tây lẫn phương Đông về cơ bản đều cho rằng Nga đang thắng thế áp đảo trên chiến trường Ukraine và phía Ukraine nên tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình để tránh hứng chịu thêm tổn thất.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Frolova thuộc Trung tâm Chiến lược quốc phòng tại Kiev thì lại cho rằng Ukraine vẫn có thể lật ngược được tình thế. Theo bà, chiến thắng của mọi cuộc chiến là dựa vào chiến lược chứ không phải chiến thuật. Nhà nghiên cứu này cho rằng Ukraine có khả năng cầm chân quân Nga trên chiến trường và gây cho đối phương những tổn thất lớn đến ngưỡng mà họ không chịu đựng được thêm nữa và đành rút lui.
Frolova viết: Kể từ khi xung đột tổng lực giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, chiến sự vẫn cơ bản mang tính tiêu hao ở cấp chiến lược dù động lực chiến trường và chiến thuật của hai bên có thay đổi. Cả hai đều vấp phải những khó khăn trầm trọng về nhân lực và vũ khí khí tài. Không có bên nào đủ sức thực hiện các hoạt động cơ động tác chiến binh chủng hợp thành quy mô lớn để giảm thiểu tình trạng khó khăn của mỗi bên. Nói cách khác, ngay cả khi Nga chọc thủng được phòng tuyến Ukraine thì Nga vẫn thiếu lực lượng cần thiết để khai thác lợi thế đó và tạo ra những tác động quyết định đến toàn cuộc chiến.
Bat ngo ve loi the cua Ukraine co the giup lat keo truoc Nga
 Hỏa lực pháo binh Ukraine. Ảnh: Getty.
Chiến tranh hiện đại diễn ra trên nhiều địa hạt, bao gồm mặt đất, không trung, biển, vũ trụ, không gian mạng và lĩnh vực nhận thức. Xung đột Nga - Ukraine hiện nay không phải là ngoại lệ. Dưới đây là đánh giá ở cấp chiến lược của Frolova về những phương diện này:Cuộc đấu trên không trung
“Ưu thế trên không” hỗ trợ rất nhiều cho việc giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại. Dù bị lép vế trên phương diện này, Ukraine đã có những thành công nhất định trong hạn chế ưu thế trên không của Nga. Thực tế hiện nay, không quân Nga không hoạt động trong chiều sâu chiến trường. Nguyên nhân là do hệ thống phòng không và không quân của Ukraine đã được củng cố đáng kể (với sự giúp đỡ của phương Tây), đồng thời Ukraine đã giáng nhiều đòn tập kích hiệu quả bằng vũ khí tầm xa của phương Tây vào cơ sở hạ tầng trọng yếu của không quân Nga. Bản thân Ukraine có những bước tiến nhất định về công nghệ UAV và sản xuất UAV để cung cấp cho những chiến dịch tập kích như thế này.
Cuộc đấu trên bề mặt biển
Tình hình trên Biển Đen khá bất ngờ. Nga đã mất khoảng 1/3 hạm đội Biển Đen tới mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tác chiến của hạm đội này. Hải quân Nga bị mất khoảng một nửa tàu đổ bộ tấn công và hiện khó phong tỏa các cảng của Ukraine. Đến tháng 12/2013 Nga đã phải đưa hầu hết các chiến hạm chủ chốt của mình từ các cảng Crimea về Novorossiysk để tránh các cuộc tập kích của Ukraine. Sự suy yếu của hải quân Nga cũng ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ của họ dành cho chính quyền Tổng thống Syria Assad.

Vũ trụ, không gian mạng và mặt trận trên bộ
Ukraine không có thế mạnh thực sự trong lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng. Nhưng Ukraine đã lựa chọn cách tiếp cận thích hợp, đó là thiết lập các quan hệ đối tác và huy động sự vào cuộc của xã hội nước này. Họ đã tận dụng dữ liệu vê tinh từ các đối tác nước ngoài và nguồn lực tài chính do các công dân trong nước quyên góp.

Mặt trận trên bộ được xem là điểm yếu lớn nhất của Ukraine. Tuy nhiên, nếu tính từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine, phía Ukraine đã giành lại được xấp xỉ 75.000km2, đồng thời còn bất ngờ đột kích vào tỉnh Kursk của Nga và nắm giữ khoảng 800km2 tại đây.

Sức mạnh hậu cần quân sự
Trong chiến tranh tiêu hao, việc duy trì hậu cần đóng vai trò then chốt. Hậu cần Nga có một nhược điểm là dựa quá nhiều vào đường sắt. Bên cạnh đó, Ukraine đã tăng cường đánh phá các cơ sở hậu cần của Nga, bao gồm các đầu mối hậu cần, kho đạn dược và những nơi sản xuất. Nga gặp khó khăn trong bảo vệ những cơ sở này do họ theo đuổi học thuyết quân sự lấy tấn công làm định hướng chính.

Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất vũ khí cho Ukraine lại nằm… ở nước ngoài và do vậy hiện tại chưa bị hề hấn.

Năng lực công nghiệp quốc phòng và dân số
Ukraine đã tăng đáng kể sản lượng công nghiệp quốc phòng, từ mức 1,3 tỷ hryvnia vào năm 2022 lên mức 20 tỷ hryvnia (tương đương 474 triệu USD) vào năm 2024 nhờ vào các khoản đầu tư của Liên minh châu Âu (EU).

Bất chấp nhiều tổn thất, kinh tế Ukraine vẫn được dự báo có mức tăng trưởng GDP từ 2,5 - 7% trong năm 2025 này, với lạm phát ở mức hạn chế và dữ trữ của ngân hàng quốc gia ở mức cao.

Nga có 149 triệu dân, trong khi Ukraine chỉ có từ 38 - 42 triệu dân (tức là bằng khoảng 1/3 hoặc 1/4 dân số Nga). Tuy nhiên, trong chiến tranh, các yếu tố khác có thể bù đắp cho tình trạng dân số ít hơn, như cách đánh, yếu tố tinh thần, sự am hiểu địa bàn, công tác ngoại giao và đổi mới về kỹ thuật. Thực tế, trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Israel, đất nước này có dân số nhỏ bé, thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ Arab cộng lại nhưng cuối cùng Israel vẫn giành chiến thắng.

Điểm danh vũ khí đáng gờm đủ sức khắc tinh UAV “bầy đàn”

UAV đang dần thống trị chiến trường tương lai và việc phát triển các loại vũ khí chống UAV đang là nhiệm vụ sống còn đối với mỗi quân đội trên thế giới.

Diem danh vu khi dang gom du suc khac tinh UAV “bay dan”
 Trong các cuộc xung đột hiện đại, việc sử dụng UAV theo chiến thuật "bầy đàn" đã trở thành một mối đe dọa lớn. Để tìm ra cách khắc phục chiến thuật này, nhiều quốc gia đã phát triển các loại vũ khí và hệ thống phòng thủ chuyên dụng. Dưới đây là một số giải pháp được xem là "khắc tinh" của UAV bầy đàn. Ảnh Wikipedia

Tên lửa siêu thanh Kinzhal giúp định hình sức mạnh của không quân Nga

Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên xác nhận phòng không nước này đã phóng thành công tên lửa siêu thanh Kinzhal từ tiêm kích bom Su-34 trong một hoạt động quân sự đặc biệt.

Ten lua sieu thanh Kinzhal giup dinh hinh suc manh cua khong quan Nga

Ngày 13/1, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt (SVO), nhưng sau đó thông tin này đã bị bác bỏ. Ảnh: Kremlin.ru

Dàn vũ khí quân sự hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam đang dần nâng cấp vũ khí lên tầm cao mới với dàn phương tiện, khí tài hiện đại nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong tình hình mới.

Dan vu khi quan su hien dai cua Quan doi Nhan dan Viet Nam
  Việt Nam sở hữu các đơn vị tên lửa phòng không S-300PMU1 do Nga chế tạo. Hiện nay S-300 vẫn là một trong những vũ khí phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: QĐND
Dan vu khi quan su hien dai cua Quan doi Nhan dan Viet Nam-Hinh-2
 Su-30MK2 là một trong nhiều phiên bản Su-30 được Tập đoàn Sukhoi phát triển. Ở thời điểm hiện tại, nếu chỉ tính riêng phiên bản Su-30MK2, không quân Việt Nam có số lượng máy bay loại này nhiều nhất thế giới.
Dan vu khi quan su hien dai cua Quan doi Nhan dan Viet Nam-Hinh-3
 Tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 cải tiến có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao thấp, tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước ở cự ly gần.
 
Dan vu khi quan su hien dai cua Quan doi Nhan dan Viet Nam-Hinh-4
   Xe tăng T-90 được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và tự động hóa cao với máy tính đường đạn, các cảm biến quang-ảnh nhiệt, khí tài quan sát, hệ thống tự động bám mục tiêu... cho phép xe tăng tấn công chính xác mục tiêu trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. Cùng với đó, hệ thống ổn định pháo chính đa trục giúp phương tiện có thể bắn chính xác kể cả khi đang di chuyển.

Đọc nhiều nhất

Tin mới