Bất ngờ sức mạnh xe tăng Đức bắt nguồn từ quốc gia nhỏ bé

Bất ngờ sức mạnh xe tăng Đức bắt nguồn từ quốc gia nhỏ bé

Từ những cỗ xe tăng nhỏ bé tưởng chừng như vô dụng, người Đức đã biến chúng thành những cỗ máy chết người, nghiến xích sắt khắp châu Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Năm 1937, do tình hình quốc tế gia tăng căng thẳng ở châu Âu, quân đội Séc bắt đầu tìm kiếm một loại xe tăng hiện đại mới. Sau khi thử nghiệm kỹ lưỡng, người Séc đã chế tạo ra  xe tăng LT vz 38.
Năm 1937, do tình hình quốc tế gia tăng căng thẳng ở châu Âu, quân đội Séc bắt đầu tìm kiếm một loại xe tăng hiện đại mới. Sau khi thử nghiệm kỹ lưỡng, người Séc đã chế tạo ra xe tăng LT vz 38.
Xe tăng hạng nhẹ này có lớp giáp đinh tán với độ dày tối đa là 25mm và tối thiểu là 10mm, tương đương với các xe tăng cùng thời. Xe tăng có kíp lái bốn người bao gồm lái xe, pháo thủ chính, xạ thủ và chỉ huy.
Xe tăng hạng nhẹ này có lớp giáp đinh tán với độ dày tối đa là 25mm và tối thiểu là 10mm, tương đương với các xe tăng cùng thời. Xe tăng có kíp lái bốn người bao gồm lái xe, pháo thủ chính, xạ thủ và chỉ huy.
Vũ khí chính là pháo Skoda A7 37mm, hiệu suất tương đương với khẩu 37mm của Đức. Xe sử dụng động cơ xăng 6 xi-lanh mang lại cho LT vz 38 tốc độ tối đa 42 km/h và phạm vi hoạt động 200 km.
Vũ khí chính là pháo Skoda A7 37mm, hiệu suất tương đương với khẩu 37mm của Đức. Xe sử dụng động cơ xăng 6 xi-lanh mang lại cho LT vz 38 tốc độ tối đa 42 km/h và phạm vi hoạt động 200 km.
Nhìn chung, LT vz 38 vượt trội hơn phần lớn những mẫu xe tăng trong biên chế quân đội Đức khi đó, ngoại trừ Panzer IV với một khẩu 75mm nòng ngắn, nhưng loại xe tăng này chỉ được quân Đức sản xuất với số lượng nhỏ.
Nhìn chung, LT vz 38 vượt trội hơn phần lớn những mẫu xe tăng trong biên chế quân đội Đức khi đó, ngoại trừ Panzer IV với một khẩu 75mm nòng ngắn, nhưng loại xe tăng này chỉ được quân Đức sản xuất với số lượng nhỏ.
Khi Tiệp Khắc bị Đức Quốc xã sáp nhập, người Đức đã rất vui khi được chạm tay vào ngành công nghiệp vũ khí nổi tiếng của Séc và các sản phẩm của nước này. Những chiếc LT vz 38 vẫn chưa được phục vụ trong quân đội Séc, nhưng người Đức đã nhanh chóng đưa vào biên chế với tên gọi Panzer 38.
Khi Tiệp Khắc bị Đức Quốc xã sáp nhập, người Đức đã rất vui khi được chạm tay vào ngành công nghiệp vũ khí nổi tiếng của Séc và các sản phẩm của nước này. Những chiếc LT vz 38 vẫn chưa được phục vụ trong quân đội Séc, nhưng người Đức đã nhanh chóng đưa vào biên chế với tên gọi Panzer 38.
Quân đội Đức đã sử dụng xe tăng Panzer 38 để trang bị cho các sư đoàn thiết giáp số 7 và 8 trong cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939 và Pháp vào tháng 5/1940. Panzer 38 với nhiều bản nâng cấp khác nhau vẫn phục vụ trên tuyến đầu trong vai trò như một xe tăng hạng nhẹ cho đến năm 1942, khi các xe tăng mới của Liên Xô như T-34 và KV xuất hiện.
Quân đội Đức đã sử dụng xe tăng Panzer 38 để trang bị cho các sư đoàn thiết giáp số 7 và 8 trong cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939 và Pháp vào tháng 5/1940. Panzer 38 với nhiều bản nâng cấp khác nhau vẫn phục vụ trên tuyến đầu trong vai trò như một xe tăng hạng nhẹ cho đến năm 1942, khi các xe tăng mới của Liên Xô như T-34 và KV xuất hiện.
Tuy nhiên, khung gầm và hệ thống truyền động vẫn được sử dụng rộng rãi và trở thành khung cho nhiều loại phương tiện chiến đấu khác của Đức như pháo tự hành, pháo chống tăng, pháo tấn công, xe trinh sát, pháo phòng không 20mm tự hành và nhiều dòng xe bọc thép. Thành công nhất trong số này là phiên bản pháo tự hành chống tăng Jagdpanzer 38 "Hetzer"
Tuy nhiên, khung gầm và hệ thống truyền động vẫn được sử dụng rộng rãi và trở thành khung cho nhiều loại phương tiện chiến đấu khác của Đức như pháo tự hành, pháo chống tăng, pháo tấn công, xe trinh sát, pháo phòng không 20mm tự hành và nhiều dòng xe bọc thép. Thành công nhất trong số này là phiên bản pháo tự hành chống tăng Jagdpanzer 38 "Hetzer"
Hetzer vẫn giữ lại động cơ sáu xi-lanh, giáp phía trước được gia cố bằng các tấm thép cuộn được lồng vào nhau và hàn lại dày 60mm, với mặt trên nghiêng một góc 60 độ và tấm dưới nghiêng 40 độ. Vũ khí chính là khẩu L48 PaK39 75mm mạnh mẽ và vũ khí phụ là súng máy 7,92mm. Hetzer được đánh giá một cỗ máy diệt tăng xuất sắc.
Hetzer vẫn giữ lại động cơ sáu xi-lanh, giáp phía trước được gia cố bằng các tấm thép cuộn được lồng vào nhau và hàn lại dày 60mm, với mặt trên nghiêng một góc 60 độ và tấm dưới nghiêng 40 độ. Vũ khí chính là khẩu L48 PaK39 75mm mạnh mẽ và vũ khí phụ là súng máy 7,92mm. Hetzer được đánh giá một cỗ máy diệt tăng xuất sắc.
Pháo PaK 39 75 mm là trái tim của xe tăng, mặc dù chỉ 75mm nhưng nó đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào của phe Đồng minh, ngoại trừ những xe hạng nặng của Liên Xô như Josef Stalin. Pháo có thể bắn xuyên giáp 120mm ở cự ly 500 mét và 97mm ở cự ly 1.000m.
Pháo PaK 39 75 mm là trái tim của xe tăng, mặc dù chỉ 75mm nhưng nó đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào của phe Đồng minh, ngoại trừ những xe hạng nặng của Liên Xô như Josef Stalin. Pháo có thể bắn xuyên giáp 120mm ở cự ly 500 mét và 97mm ở cự ly 1.000m.
Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu, pháo tự hành Hetzer vẫn được sản xuất từ các kho dự trữ và cơ sở sản xuất ở Tiệp Khắc. Người Séc đã chế tạo thêm 180 chiếc cho các lực lượng quân sự, chủ yếu được sử dụng để huấn luyện và Thụy Sĩ đã đặt hàng 158 chiếc Hetzer, với tên gọi là G-13.
Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu, pháo tự hành Hetzer vẫn được sản xuất từ các kho dự trữ và cơ sở sản xuất ở Tiệp Khắc. Người Séc đã chế tạo thêm 180 chiếc cho các lực lượng quân sự, chủ yếu được sử dụng để huấn luyện và Thụy Sĩ đã đặt hàng 158 chiếc Hetzer, với tên gọi là G-13.
Tại sao Thụy Sĩ lại muốn những chiếc xe tăng này? Học thuyết quân sự của Thụy Sĩ có bản chất là phòng thủ, vì vậy những chiếc Hetzer với giáp dày có thể phòng thủ cố định trên các điểm cao ở nước này. Thụy Sĩ đã trang bị cho xe tăng Hetzer một khẩu súng 24mm kỳ lạ và biên chế thành ba đại đội tăng, mỗi đại đội hỗ trợ cho các Lữ đoàn bộ binh hạng nặng.
Tại sao Thụy Sĩ lại muốn những chiếc xe tăng này? Học thuyết quân sự của Thụy Sĩ có bản chất là phòng thủ, vì vậy những chiếc Hetzer với giáp dày có thể phòng thủ cố định trên các điểm cao ở nước này. Thụy Sĩ đã trang bị cho xe tăng Hetzer một khẩu súng 24mm kỳ lạ và biên chế thành ba đại đội tăng, mỗi đại đội hỗ trợ cho các Lữ đoàn bộ binh hạng nặng.
Mặc dù Thụy Sĩ có các công sự kiên cố trên dãy Alpes và có thể sản xuất các loại pháo lên tới 150mm, nhưng lực lượng chống tăng của họ cực kỳ yếu. Bộ Tổng tham mưu Đức đã từng vạch ra hai kế hoạch lớn để xâm lược Thụy Sĩ, nhưng may mắn là cả hai đều bị loại bỏ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù Thụy Sĩ có các công sự kiên cố trên dãy Alpes và có thể sản xuất các loại pháo lên tới 150mm, nhưng lực lượng chống tăng của họ cực kỳ yếu. Bộ Tổng tham mưu Đức đã từng vạch ra hai kế hoạch lớn để xâm lược Thụy Sĩ, nhưng may mắn là cả hai đều bị loại bỏ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo tự hành chống tăng Hetzer từng là nỗi kinh hoàng của mọi kíp lái xe tăng Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Insight.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.